Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hành tím Vĩnh Châu tăng giá gấp 5 lần, xuất hiện nạn găm hàng

Hành tím Vĩnh Châu tăng giá gấp 5 lần, xuất hiện nạn găm hàng
Ngày đăng: 22/05/2015

Sáng 21- 5, ông Nguyễn Minh Chí, Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, hồ hởi cho biết lượng hành tím tồn đọng ở “vương quốc hành tím” chỉ còn khoảng 10.000 tấn, giảm 40.000 tấn so với thời điểm đầu tháng 4. Trong đó, lượng hành tồn trong dân chỉ còn khoảng 3.000 tấn, số còn lại nằm tại các doanh nghiệp thu mua.

Cũng theo ông Chí, do thực hiện theo lời kêu gọi giảm diện tích để chuyển sang trồng các loại cây, con khác từ ngành nông nghiệp tỉnh và thị xã, hiện số diện tích hành giống tại đây chỉ có 200 héc-ta (ha) so với 1.000 ha như mọi năm. Đây được xem là tín hiệu đáng mừng cho đầu ra của hành tím trong vụ tới.

Trong khi đó, ông Trần Triều Huy- Chủ tịch HĐQT của HTX hành tím Vĩnh Châu, cho rằng giá hành tại chỗ đã tăng lên hơn 10.000 đồng/kg nên có trường hợp những hộ khá giả đã không chịu bán hành mà trữ lại để chờ giá cao hơn.

Ông Nguyễn Thành Duy, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Sóc Trăng, cho biết do lượng hành tồn đọng trong dân còn ít nên các nhóm đoàn viên- thanh niên tình nguyện của tỉnh và thị xã Vĩnh Châu đã kết thúc đợt tham gia “giải cứu” hành tím vào ngày 15- 5 vừa qua.

Trong đợt "giải cứu". Tỉnh đoàn đã trực tiếp thu mua cho các hộ nghèo, cận nghèo được 500 tấn hành tím để đem đi tiêu thụ và giới thiệu cho các doanh nghiệp tiêu thụ được 500 tấn. “Hay tin sản lượng hành tím đã giải cứu được 80% khiến các đoàn viên của tỉnh rất vui mừng. Bởi trước khi được “giải cứu”, hành tím tại Vĩnh Châu chỉ ở mức 2.000- 3.000 đồng/kg, nay đã tăng lên 13.000 đồng/kg. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp muốn đặt hàng nhưng không có đủ hành đạt chất lượng để cung cấp”- ông Duy, nói.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, cho rằng chiến dịch “giải cứu” hành tím thành công cũng nhờ vào sự chung tay của người dân, của nhiều doanh nghiệp và các siêu thị. Nếu không thì 50.000 tấn hành tím tồn đọng sẽ chẳng biết xử lý thế nào.

Thị xã Vĩnh Châu được biết đến là vựa hành tím hàng đầu của cả nước, với diện tích từ 4.000- 7.000 ha/năm, năng suất đạt khoảng 150.000 tấn sau 2 tháng gieo trồng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Indonesia. Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, Indonesia bất ngờ ngưng nhập khẩu vì họ vừa trồng thành công giống hành này. Vì thế, đầu tháng 4 vừa rồi, 50.000 tấn hành tím ở Vĩnh Châu bị bí đầu ra.


Có thể bạn quan tâm

Nông Sản Việt Hấp Dẫn Doanh Nghiệp Nhật Nông Sản Việt Hấp Dẫn Doanh Nghiệp Nhật

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.

15/11/2014
Cá Tra - Ba Sa Việt Nam Tiếp Tục Bị Áp Thuế Chống Bán Phá Giá Cá Tra - Ba Sa Việt Nam Tiếp Tục Bị Áp Thuế Chống Bán Phá Giá

Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.

15/11/2014
​Doanh Nghiệp Anh Đến Tận Vườn Mua Nhãn ​Doanh Nghiệp Anh Đến Tận Vườn Mua Nhãn

Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.

15/11/2014
​An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn ​An Giang Phát Triển Vùng Trồng Dược Liệu Ở Thất Sơn

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.

15/11/2014
Lãng Phí Trên 40.000 Tỷ Đồng/năm Do Thất Thoát Phân Bón Lãng Phí Trên 40.000 Tỷ Đồng/năm Do Thất Thoát Phân Bón

Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.

15/11/2014