Nông Dân Huyện Chợ Gạo Tích Cực Phòng Bệnh Trên Cây Thanh Long

Trước tình hình dịch bệnh đốm trắng trên cây thanh long xuất hiện và lan rộng trên các vườn trồng thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm Bảo vệ thực vật huyện phối hợp các ngành có liên quan đã tổ chức nhiều buổi tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân trồng thanh long một số biện pháp tạm thời hạn chế dịch bệnh.
Tại xã Quơn Long có trên 900 ha thanh long, hiện nay bệnh đốm trắng xuất hiện chủ yếu tại 4 ấp Quang Ninh, Quang Khương, Quang Phú, Long Hòa. Bà con nông dân trong xã chủ động thực hiện theo hướng dẫn của ngành chức năng khuyến cáo như vệ sinh vườn, cắt tỉa bỏ và tiêu hủy cành, nụ, bông, trái bị nhiễm bệnh, phun sát trùng vết thương bằng nhóm thuốc gốc đồng, bón vôi cho toàn bộ vườn, chăm sóc vườn cây trong điều kiện mùa mưa... đã mang lại một số kết quả ban đầu.
Ông Huỳnh Văn Quang - ấp Quang Ninh xã Quơn Long trồng 1 ha thanh long, thời gian qua bệnh đốm trắng xuất hiện trên vườn khá nhiều, ông đã tích cực áp dụng theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện, sử dụng nhóm thuốc gốc đồng sát trùng vết thương, vệ sinh vườn bằng cách cắt bỏ cành, bông, nụ, trái bị bệnh đem ra khỏi vườn tiêu hủy, hiện dịch bệnh có dấu hiệu chững lại.
Mặc dù có rất nhiều khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật và địa phương trong việc quản lý bệnh đốm trắng trên cây thanh long, nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, việc một số hộ nông dân vệ sinh vườn thanh long, cắt tỉa cành bị nhiễm bệnh, nhưng không tiêu hủy bằng cách chôn sâu và đốt cành mà bỏ trên mặt liếp hoặc quăng xuống mương nước, đây là nguy cơ để mầm bệnh dễ lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của dự án “Nông lâm kết hợp định hướng thị trường góp phần giảm nghèo tại Quảng Nam”, từ đầu năm đến nay, 5 xã thuộc vùng dự án của huyện Tiên Phước (gồm: Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà, Tiên Phong, Tiên Thọ) đã xây dựng 5 câu lạc bộ (CLB) trồng tiêu với hơn 150 người tham gia.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu ước đạt 94.000 tấn hạt tiêu, trị giá 618 triệu USD. Trong đó, riêng tháng 7, khối lượng tiêu xuất khẩu ước đạt 12.000 tấn, kim ngạch đạt 81 triệu USD.

Từng nổi tiếng với mô hình nuôi heo rừng lai, giờ đây anh Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 20, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau), còn phát triển thêm mô hình nuôi chồn mướp (cầy hương), không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn mở ra triển vọng cho sự bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Với hơn 150 nghìn ha, tỉnh Bình Phước được coi là "thủ phủ điều của cả nước". Cây xóa đói, giảm nghèo một thời, nay vì mất giá, cho nên người dân chặt bỏ. Nhiều hộ gia đình nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số không có vốn đầu tư, đất bạc màu là còn chung thủy với cây điều. Nhưng cơn lốc của thị trường, lại nảy sinh tình trạng bán điều non, gây nhức nhối ở các xã vùng sâu tỉnh Bình Phước.

Nhằm giúp nghề trồng rau phát triển bền vững, tăng giá trị sản xuất trên cùng một đơn vị diện tích, lần đầu tiên tỉnh ta đã đưa mô hình trồng rau an toàn (RAT) trong nhà lưới theo hướng VietGap vào sản xuất trên diện tích gần 40 ha tại các địa phương trọng điểm về trồng rau của tỉnh là An Hải (Ninh Phước), Hộ Hải (Ninh Hải) và phường Văn Hải (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm) mở ra triển vọng mới cho người trồng rau.