Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Rau Nhút Lợi Nhuận Cao

Trồng Rau Nhút Lợi Nhuận Cao
Ngày đăng: 16/08/2013

Gia đình ông Kim Ngọc Xê ở ấp Sóc Chà A, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có 05 nhân khẩu (vợ chồng ông và 03 người con). Trước kia, với 20 công ruộng canh tác 03 vụ/năm, nhưng cuộc sống chỉ đủ ăn, bởi ở đây là vùng nước lợ, đất gò chiếm đa số, năng suất lúa chỉ đạt khoảng 4,8 tấn/ha, mỗi năm lợi nhuận từ trồng lúa chưa đến 20 triệu đồng.

Trong khi đó, các con của ông ngày càng lớn dần, trước nhu cầu học tập, sinh hoạt ngày càng nhiều hơn của gia đình, ông Xê nghĩ cách tìm một nghề thích hợp để làm thêm để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Sau nhiều lần thử nghiệm từ chăn nuôi, trồng trọt, ông Xê quyết tâm học hỏi kinh nghiệm trồng rau nhút từ một người quen gần nhà. Thế là, ông dành ra 02 công ruộng để trồng rau nhút quanh năm, bắt đầu từ năm 2003 cho đến nay.

Rau nhút sau khi trồng khoảng 02 tháng là cho thu hoạch; mỗi ngày 01 lần, mỗi lần từ 60 - 70kg rau nhút/02 công ruộng, với giá bỏ mối từ 6.000 - 10.000 đồng/kg, mỗi ngày gia đình ông Xê có nguồn thu nhập từ rau nhút trên 300.000 đồng. Ông Xê thổ lộ, nơi đây là vùng nước lợ, nguồn nước ít phù sa, nếu không chăm chút kỹ lưỡng thì rau sẽ không đẹp, không cạnh tranh được với rau vùng nước ngọt.

Nghề dạy nghề, hai năm nay, cứ vào đầu mùa mưa ông Xê bao lưới xung quanh ao, hạn chế lượng mưa lớn, làm hư rau, vì vậy dù vào mùa mưa, ông Xê vẫn giữ vững sản lượng rau bỏ mối cho thương lái mỗi ngày. Nhờ trồng rau nhút mà trong thời gian qua, ông Xê đã tích lũy và xây được căn nhà trên 200 triệu đồng. Khi mỗi người con có gia đình đều được ông cho vốn, đất để phát triển kinh tế gia đình.

Ông Xê cho biết: Cách trồng rau nhút khá đơn giản, nhập chung 03 sợi rau nhút lại với nhau rồi cắm sâu giữa mương theo từng hàng, mỗi hàng cách nhau chừng 02m; khoảng cách rộng để cho cây rau dễ phát triển đọt non xung quanh. Khi mới trồng, bón khoảng 03kg phân urê kết hợp với 04kg phân DAP cho 1.000m2 diện tích mặt nước để cây mau phát triển. Mực nước trong ao duy trì từ 1,2 - 1,5m. Từ lúc mới trồng đến sau 15 ngày là cây rau đã bắt đầu mọc tỏa xung quanh, cách khoảng 01 tháng sau là rau nhút nhảy tược bắt đầu thu hoạch. Sau đợt thu hoạch 10 ngày tiếp tục bón phân để rau tiếp tục phát triển.

Rau nhút là loại rau sạch, vì thế người trồng rau nhút phải thường xuyên chăm sóc rau thì mới trúng mùa, mỗi năm phải cải tạo lại ao bằng cách vét bỏ lớp bùn cũ, lấy nước mới vào ao. Ruộng lúa gần ao hạn chế đến mức thấp nhất việc xịt thuốc trừ cỏ, vì mùi của thuốc sẽ làm rau dễ hư, dẫn đến rau chìm xuống nước, rồi chết. Ngoài việc đảm bảo môi trường sạch để rau phát triển tốt, phải thả bèo hoa dâu vào ao, tạo thêm nguồn dinh dưỡng cho rau.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng bởi nhân dân tệ Xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng bởi nhân dân tệ

Theo Bộ NNPTNT, trong tháng 8, thị trường nông sản Việt Nam, nhất là lúa gạo vẫn có những biến động bất thường, trong đó đáng kể nhất là tác động từ việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ (NDT) đã ảnh hưởng đến xuất khẩu cao su của Việt Nam.

31/08/2015
Mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm Mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quảng Ngãi vừa tổng kết mô hình nuôi ghép tôm với cá đối thương phẩm đầu tiên của tỉnh tại xã Tịnh Hòa (TP.Quảng Ngãi).

31/08/2015
Phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily Phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily

Việc nhóm nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tìm ra phương cách phòng trừ dịch hại trên cây hoa lily, chủ yếu là bệnh thối ngọn là tin vui cho người trồng lily tại Quảng Nam.

31/08/2015
Triển vọng giống lúa thơm SV181 Triển vọng giống lúa thơm SV181

Với thời gian sinh trưởng ngắn, ít bị các loại sâu bệnh nguy hiểm gây hại, cho năng suất vượt trội, thích ứng rộng trong cả hai vụ sản xuất… giống lúa thơm SV181 có rất nhiều triển vọng trên đồng đất xứ Quảng.

31/08/2015
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đại Lộc hiệu quả bước đầu Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đại Lộc hiệu quả bước đầu

Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Đại Lộc đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất sản xuất lúa kém hiệu quả, không chủ động nguồn nước tưới sang canh tác rau màu nhằm nâng cao năng suất, sản lượng trên cùng đơn vị diện tích.

31/08/2015