Gà Đông Tảo Cháy Hàng

Mấy năm gần đây, gà Đông Tảo đã được nhiều người dân các tỉnh, thành phía Nam biết đến như một đặc sản và tiêu thụ khá mạnh vào dịp Tết Nguyên đán. Trại gà Đông Tảo lớn nhất tỉnh Đồng Nai hiện nay của anh Vũ Ngọc Tuấn ở xã Đông Hòa (huyện Trảng Bom) năm nay đã trong tình trạng “cháy” hàng.
Đến trại gà Đông Tảo của anh Tuấn vào những ngày này, chỉ nghe chủ trại nói chuyện về gà giống, còn gà thịt tết, anh cho hay đã hết từ lâu rồi. Nếu như những năm trước, lượng gà cung ứng cho thị trường tết ở trại của anh tập trung vào 2 tuần cuối của tháng 12 âm lịch thì năm nay khách lại mua gà mạnh ngay từ cuối tháng 10 đầu tháng 11.
Anh Tuấn cho biết, gà bán tết năm nay đã hết trước Noel. “Năm ngoái đến gần tết, lượng gà bán mới nhiều, chỉ trong vài ngày tôi bán hơn 1 ngàn con gà thịt. Còn năm nay gà hết từ sớm, mới tháng 10 mà nhiều nơi đã đặt trước, sang tháng 11, số gà đặt hàng lên đến trên 500 con và khách mua trực tiếp hơn 200 con. Thời điểm này tôi phải từ chối liên tục nhiều khách gọi điện đến hỏi mua gà tết” - anh Tuấn nói.
Năm nay, anh Tuấn cũng chuẩn bị 1 ngàn con gà để bán tết nhưng đã hết từ khá sớm. Tình hình này nằm ngoài dự tính của anh. Hiện nhiều khách đến mua gà chấp nhận mua cả loại gà chưa đủ trọng lượng (gà trống trên 3,5kg/con, gà mái hơn 2 kg/con). Theo anh Tuấn, sở dĩ gà tết năm nay hết sớm là do lượng khách mua gà về để biếu đông. Ngoài ra, số khách quen cũng sợ vào dịp tết “cháy” hàng nên tranh thủ đặt trước.
Một nguyên nhân nữa khiến trại gà Đông Tảo này sớm “cháy” hàng tết sớm là do giá bán khá ổn định, không bị “làm giá” ở lúc cao điểm. Dù gà tết khá hút hàng, nhưng chủ trại vẫn giữ mức giá như ngày thường là 350 ngàn đồng/kg gà trống và 300 ngàn đồng/kg gà mái. Mức giá gà này đã được anh Tuấn giữ ổn định suốt 3 năm nay.
Hiện nay ở các tỉnh, thành phía Nam cũng có khá nhiều trại gà Đông Tảo, thế nhưng khách ở xa vẫn tín nhiệm trại gà Đông Tảo ở Đông Hòa. Đây là trại gà thuần chủng khá lớn và được xem là đầu tiên ở phía Nam. Hiện nay, anh Tuấn vẫn duy trì 500 gà mái đẻ và 100 con gà trống giống, tổng đàn gà dao động từ 5 - 6 ngàn con. Kế hoạch phát triển trại gà của anh Tuấn vẫn là tập trung vào gà giống và một phần gà thịt.
Có thể bạn quan tâm

Lâu nay, nghề nuôi yến chủ yếu phát triển mạnh ở các vùng ven biển miền Trung, nhất là tỉnh Khánh Hòa, bởi nơi đây hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để nghề này phát huy hiệu quả cao. Những năm gần đây, nghề nuôi yến bắt đầu phát triển tại các tỉnh miền Đông Nam bộ. Tại Dầu Tiếng (Bình Dương), nghề nuôi yến được bà con nông dân thử nghiệm thành công, trong đó mô hình nuôi yến tại nhà của bà Vũ Thị Tuất, ngụ ấp Tân Phú, xã Minh Tân là một điển hình.

Cuối cùng, điều lo lắng nhất cũng đã xảy ra: Dịch tai xanh trên lợn sau nhiều tháng hoành hành tại miền Bắc đã bắt đầu "tấn công" các tỉnh phía Nam. Bạc Liêu và Đồng Nai là những tỉnh đầu tiên dịch bệnh này tràn đến...

Lợi nhuận của nông dân thêm 2,2-3 triệu đồng/ha, có nơi tăng thêm 7-7,5 triệu đồng/ha sau khi áp dụng mô hình “cánh đồng mẫu lớn”. Bộ NN&PTNT đã cho biết như vậy tại hội nghị sơ kết mô hình trên tổ chức tại An Giang ngày 22-8

Ngày 16.5, tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đại diện VPA cho hay giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao khiến người trồng tiêu lãi lớn trong một thời gian dài.

Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.