Xuất Khẩu Gạo Tháng 1 Giảm So Với Năm Ngoái

Trong tháng 1-2014, gạo xuất khẩu của Việt Nam được bán chủ yếu cho Philippines, nhờ vào hợp đồng chính phủ ký hồi cuối năm 2013, trong lúc nhu cầu từ các thị trường nhập khẩu như Trung Quốc, châu Phi và một số thị trường khác ở Đông Nam Á suy giảm.
Theo báo cáo tại cuộc họp sơ kết xuất khẩu gạo tháng 1-2014 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 10-2, hoạt động xuất khẩu gạo trong tháng vừa qua chủ yếu là giao hàng đi Philippines theo dạng hợp đồng cấp chính phủ đã ký hai tháng trước đó, trong khi lượng gạo xuất đi Trung Quốc và châu Phi giảm mạnh và còn không đáng kể.
Theo nhận định của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Phi còn chờ vụ Đông Xuân sắp đến mới đưa ra mức nhập khẩu rõ ràng. Tuy nhiên, lúc cao điểm thu hoạch cũng là lúc gạo Việt Nam thường bị các đối tác nhập khẩu ép giá.
Giá giao dịch gạo trong tháng 1-2014 xoay quanh mức 405-410 đô la Mỹ/tấn (gạo phẩm cấp cao 5% tấm). Giá này tương đương với gạo Ấn Độ nhưng cao hơn gạo Thái Lan và Pakistan do nguồn cung hạn chế. Tuy nhiên, giá chào ở thời điểm hiện tại chỉ còn 395 đô la Mỹ/tấn loại 5% tấm và tiếp tục xu hướng giảm khi vụ thu hoạch Đông Xuân đang đến gần.
VFA dự báo xuất khẩu gạo trong tháng Hai không chênh lệch nhiều so với tháng trước, trong khoảng từ 300.000 đến 350.000 tấn. Xuất khẩu gạo tháng 1 đạt 307.000 tấn, giảm mạnh 24% về khối lượng, thu về gần 128 triệu đô la Mỹ, giảm 31% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Có thể bạn quan tâm

Từ giữa tháng 2 đến nay, ngư dân các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Đức Phổ, Mộ Đức (Quảng Ngãi) được mùa cá cơm.

Được sự trợ giúp cả về vốn và kỹ thuật của Nhà máy Đường Sông Con (Nghệ An), từ năm 2009 đến nay, xã Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, Nghệ An đã chuyển đổi thành công hàng trăm ha đất bãi ven sông Con, đất màu hiệu quả kinh tế thấp sang trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra, Bộ NNPTNT dự kiến sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ 2 gói hỗ trợ cho sản xuất và tiêu thụ cá tra với kinh phí 4.400 tỷ đồng.

Cá tầm lạ bởi xương cốt đều hóa sụn, thuộc chi cá cổ nhất hiện còn tồn tại, với cả triệu năm hầu như không thay đổi gen. Cá có thể dài tới 5- 7m, nặng tới 1.500 kg, thọ tới 200 năm, sống ở cả nước ngọt và nước mặn. Cá tầm đang trở thành đối tượng thủy sản nước lạnh thời thượng ở VN.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm