Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Rầy Nâu Lây Lan Nhanh Trên Lúa Đông Xuân

Rầy Nâu Lây Lan Nhanh Trên Lúa Đông Xuân
Ngày đăng: 13/02/2014

Những ngày trong và sau Tết Nguyên đán, rầy nâu đã lây nhiễm nhanh trên trà lúa đông xuân huyện Lai Vung (Đồng Tháp). Theo báo cáo của cộng tác viên Bảo vệ thực vật (BVTV) 12 xã, thị trấn, đến ngày mùng 5 Tết toàn huyện có 1.300ha diện tích nhiễm rầy, nhưng chỉ sau 1 tuần, diện tích lúa đông xuân bị nhiễm rầy đã tăng lên hơn 3200ha.

Đáng chú ý là diện tích bị nhiễm mật số cao, từ 750 con/m2 trở lên chiếm khoảng 2.000ha. Tập trung ở các xã: Long Thắng, Hòa Thành, Hòa Long, thị trấn Lai Vung.

Theo Trạm BVTV huyện, do gần đây lứa rầy cám nở rộ, cộng thêm rầy tích lũy từ đầu vụ và rầy di trú đã làm cho mật số rầy phát triển và lây lan nhanh.

Trạm BVTV huyện Lai Vung khuyến cáo nông dân kiểm tra kỹ ruộng lúa, khi rầy cám nở rộ, tập trung ở tuổi 2-3, mật số hơn 3 con/tép thì xử lý ngay bằng một trong những loại thuốc chống lột xác, không phối trộn với thuốc trừ sâu khi lúa dưới 40 ngày nhằm bảo tồn thiên địch, hạn chế tái phát rầy và bộc phát các đối tượng dịch hại khác.

Nếu trên đồng có nhiều lứa rầy gối nhau với mật số cao, nên sử dụng các loại thuốc có tác động lưu dẫn và phun xịt thật kỹ không để cháy rầy lúc sắp thu hoạch.

Trước khi phun thuốc cần đưa nước vào ruộng để rầy di chuyển lên trên sẽ dễ tiếp xúc với thuốc; lượng nước phun phải đảm bảo từ 500 đến 600 lít/ha và cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng; không phun thuốc ngừa khi rầy chưa nở rộ.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Mới Từ Việc Trồng Thanh Long Tại Cư Êbur Hướng Đi Mới Từ Việc Trồng Thanh Long Tại Cư Êbur

Vài năm gần đây, nhiều nông dân xã Cư Êbur (TP.Buôn Ma Thuột - Dak Lak) chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi sang trồng thanh long. Bước đầu cho thấy, trồng thanh long cho thu nhập khá cao, lãi thuần từ 250 - 300 triệu đồng/ha/năm, cao hơn nhiều so với sản xuất cà phê của nông dân hiện nay (với mức thu nhập cà phê từ 40 - 50 triệu/ha/năm).

22/04/2014
Tạo Dựng GAP Cho Nông Sản Hành Trình Còn Lắm Gian Nan Tạo Dựng GAP Cho Nông Sản Hành Trình Còn Lắm Gian Nan

Việc canh tác theo tiêu chuẩn GAP là xu hướng tất yếu của nông nghiệp Việt Nam. Chỉ có như thế nông sản Việt Nam mới có thể tiến xa ra thị trường thế giới, tăng thêm giá trị và lợi nhuận cho nông dân, doanh nghiệp. Từ đó, những năm qua, tỉnh Tiền Giang nỗ lực xây dựng, phát triển hầu hết các nông sản chủ lực theo tiêu chuẩn GAP.

22/04/2014
Bắc Hà (Lào Cai) Trúng Mùa Đào Pháp Bắc Hà (Lào Cai) Trúng Mùa Đào Pháp

Những ngày này, ở khu vực trung tâm huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) chủ yếu ở thị trấn, xã Tả Chải, Na Hối, Bản Phố, bà con nông dân đang tập trung thu hoạch đào Pháp, ai nấy đều rạng ngời niềm vui vì vụ thu hoạch đào Pháp năm nay được mùa, được giá.

22/04/2014
Long An Phát Triển Diện Tích Thanh Long, Chanh Long An Phát Triển Diện Tích Thanh Long, Chanh

Chiều 19-4, Sở NN-PTNT Long An cho biết, thời gian gần đây trong khi nhiều loại trái cây rớt giá khiến nhà vườn thua lỗ, thì thanh long và chanh vẫn duy trì mức giá cao, đảm bảo lợi nhuận cho nhà vườn.

22/04/2014
Xã Nam Sơn (Quảng Ninh) Phát Triển Vùng Trồng Thanh Long Xã Nam Sơn (Quảng Ninh) Phát Triển Vùng Trồng Thanh Long

Cây thanh long đang được huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) chọn là một trong 5 loại nông sản hàng hoá chủ lực. Trong đó, Nam Sơn là xã có diện tích và tiềm năng lớn nhất để đưa thanh long phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân nơi đây.

22/04/2014