Đối Thoại Với Doanh Nghiệp Thu Mua Dừa Trái

Ngày 6-6-2014, Hiệp hội dừa Bến Tre phối hợp với Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre, UBND xã Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam, Bến Tre) tổ chức buổi đối thoại giữa nông dân và doanh nghiệp thu mua dừa trái. Có gần 50 nông hộ trồng dừa trên địa bàn xã Hương Mỹ tham dự.
Đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre đã giới thiệu đến nông dân trồng dừa một số nội dung chính trong “Chương trình hợp tác bao tiêu dừa trái”, cũng như một số lợi ích khi bà con tham gia chương trình này, như: khi giá dừa trên 50.000 đồng/chục, Công ty sẽ mua dừa của nông dân bằng giá thị trường, khi giá dừa dưới 50.000 đồng, Công ty vẫn cam kết thu mua dừa của nông dân 50.000 đồng/chục;
Công ty sẽ trực tiếp thu mua dừa trái của nông dân tại vườn như thương lái địa phương; định kỳ Công ty có cán bộ kỹ thuật tổ chức hội thảo, hướng dẫn trực tiếp về biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho nông dân; đặc biệt, nông dân sẽ được Công ty tạm ứng phân bón để chăm sóc vườn dừa và khấu trừ dần vào tiền bán dừa hàng tháng, cũng như tạm ứng tiền trước cho nông dân, tương đương 50% giá trị tiền dừa bán mỗi tháng.
Cũng tại buổi đối thoại, đại diện Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre cũng đã giải trình nhiều ý kiến thắc mắc của bà con trồng dừa xoay quanh việc ký hợp đồng bao tiêu dừa trái giữa nông dân với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Mường Ảng gieo cấy 906,2ha lúa chiêm xuân, trong đó, 271,86ha xuân sớm và 634,34ha xuân muộn. Cơ cấu giống gồm: lúa lai 181,24ha chiếm 20% diện tích, chủ yếu giống Nhị ưu 838, tạp giao; lúa thuần diện tích 724,96ha, chiếm 80% diện tích, chủ yếu giống IR64 (400ha); nếp IR352, nếp 97, bắc thơm, tẻ thơm (324,96ha).

Xưởng sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt do Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Công ty TNHH Hiệp lực và Phát triển Việt (trụ sở tại TP.Vũng Tàu) hợp tác xây dựng để sản xuất thử nghiệm thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt có chất lượng bảo đảm các tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y tế quy định.

Vụ xuân năm nay, huyện Lâm Thao được mùa lúa trên cả ba mặt: Diện tích, năng suất, sản lượng. Toàn huyện gieo cấy được 3.398 ha, vượt kế hoạch dự kiến gần 50 ha, năng suất bình quân đạt trên 62 tạ/ha, sản lượng đạt trên 2,1 vạn tấn. Hầu hết các xã đều gieo cấy đạt và vượt kế hoạch, năng suất cao hơn vụ xuân trước, đây là cơ sở tạo đà để huyện tiếp tục đẩy mạnh sản xuất vụ mùa đạt kết quả.