Nông Dân Ngại Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm Công Nghiệp

Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, kế hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp đến hết năm 2013 là 7.500ha và đến năm 2015 là 12.000 ha. Nhưng đến nay, diện tích nuôi tôm công nghiệp tỉnh này mới được hơn 5.400 ha, thấp hơn nhiều so với kế hoạch.
Giá tôm nguyên liệu chưa ổn định, thời tiết biến đổi thất thường làm dịch bệnh trên tôm liên tiếp xảy ra,… là những nguyên nhân khiến nhà nông ngại mở rộng diện tích nuôi tôm công nghiệp. Theo dự báo của ngành nông nghiệp Cà Mau, diện tích nuôi tôm công nghiệp thời gian tới của tỉnh này sẽ tăng chậm, khó hoàn thành kế hoạch dài hạn.
Có thể bạn quan tâm

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

Theo Sở NN-PTNT Bình Định, đến nay, toàn tỉnh đã thả nuôi tôm trên diện tích 1.811 ha, đạt 73% diện tích nuôi tôm toàn tỉnh và giảm 5,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thời tiết nắng nóng kéo dài, nền nhiệt độ cao, nên đã xảy ra dịch bệnh tôm nuôi.

Đó là nội dung được nêu trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2014. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp ới các bộ, ngành liên quan hoàn thiện dự thảo Nghị định trình ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn.