Định Hướng Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Mủ Trôm Tuy Phong

Sở Khoa học và Công nghệ vừa phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật, UBND huyện Tuy Phong tổ chức hội thảo “Định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu mủ trôm Tuy Phong.”
Qua đó, nhằm khẳng định giá trị của cây trôm, sản phẩm mủ từ cây trôm trong đời sống và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu cho mủ cây trôm Tuy Phong.
Đến nay, diện tích trồng trôm trên địa bàn tỉnh khoảng 400 ha, chủ yếu tập trung tại huyện Tuy Phong với khoảng 362 ha, chiếm hơn 90% diện tích trồng trôm toàn tỉnh. Trong đó, diện tích cho thu hoạch khoảng 200 ha, năng suất bình quân 1,8 tạ mủ khô/ha.
Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận nhấn mạnh, để tiếp tục đưa cây trôm trở thành cây trồng lợi thế của địa phương, cần xác định vùng cần đầu tư, hình thành vùng chuyên canh. Bên cạnh đó, xây dựng quy trình kỹ thuật trồng, khai thác hợp lý; xây dựng thương hiệu mủ trôm Tuy Phong, gắn với tăng cường quảng bá, đẩy mạnh tiêu thụ mủ trôm. Đồng thời tổ chức nghiên cứu, đa dạng hóa sản phẩm từ cây trôm, mủ trôm...
Có thể bạn quan tâm

Chiều 7-7, trao đổi với phóng viên Báo SGGP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Huy Điền khẳng định, không có chuyện Việt Nam ồ ạt nhập tôm nguyên liệu, “sản xuất thì ít mà xuất khẩu nhiều” như tin đồn vừa qua.

Ngày 06/7/2015, Sở Công thương tổ chức lễ nghiệm thu Đề án “Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật trong chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới” được đầu tư hỗ trợ tại hộ kinh doanh Dương Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Tham dự lễ nghiệm thu, có ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Sở Công thương, lãnh đạo các sở ngành tỉnh, huyện, xã và đông đảo ngư dân tại địa phương.

Thâm nhập vào thị trường thủy sản Hoa Kỳ không phải là quá khó. Song, đối mặt với vụ kiện chống bán phá giá do Mỹ khởi xướng, lần đầu tiên xảy ra với một mặt hàng của Việt Nam, là cả quá trình gian truân, nhưng cũng giúp con cá tra, basa nổi tiếng toàn cầu.

Theo Bộ NN&PTNT, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong 6 tháng đầu năm 2015 đạt 1,73 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2014.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt Quy hoạch vùng nuôi chim yến Khánh Hòa đến năm 2020. Theo đó, tổng đàn chim yến sẽ phát triển gần 1,4 triệu con, nhiều nhất là TP. Nha Trang 849.000 con; diện tích nhà yến xây mới 12.000 - 14.000m2. Hiện tại, đàn chim yến Khánh Hòa có khoảng 58.000 con. Bên cạnh đó, toàn tỉnh sẽ xây dựng 5 làng nghề nuôi chim yến tại các địa phương: Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh.