Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Giống Thủy Sản Năm 2013

Quản Lý Giống Thủy Sản Năm 2013
Ngày đăng: 09/09/2013

Năm 2013, nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bến Tre tiếp tục gặp khó khăn do sự thay đổi thất thường của thời tiết, giá thủy sản thương phẩm không ổn định, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, môi trường nuôi suy thoái,…

Mặc dù vậy, nghề nuôi tôm biển ở Bến Tre vẫn gặt hái được kết quả đáng khích lệ. Nhiều hộ nuôi tôm có lãi cao nhờ được mùa lại được giá. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh kinh nghiệm sản xuất và ý thức chấp hành các quy định về quản lý giống thủy sản của người nuôi trên địa bàn tỉnh (chọn giống, xét nghiệm giống trước khi thả nuôi), là sự quan tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sự nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý giống của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan ban ngành có liên quan.

Thống kê số liệu công tác kiểm dịch cho thấy số lượng tôm giống qua kiểm dịch tăng theo từng năm: năm 2011 kiểm dịch 2,5 tỷ con, năm 2012 là 3,7 tỷ, đến cuối tháng 8-2013 kiểm dịch trên 4 tỷ con. Qua kiểm dịch đã phát hiện nhiều bệnh (nguyên sinh động vật bám, phát sáng, còi tôm, đốm trắng,…) Chi cục Nuôi trồng Thủy sản đã thực hiện xử lý theo quy định nhằm giảm thiểu rủi ro cho người nuôi, góp phần làm giảm khả năng xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi. Số lượng mẫu xét nghiệm tăng, đặc biệt các chỉ tiêu bệnh như IHHNV, IMNV, Vibrio parahaemolyticus ngày càng được người dân quan tâm.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, vẫn còn hiện tượng một số cơ sở sản xuất giống chưa tự giác khai báo kiểm dịch trước khi xuất bán; một số người nuôi thả giống không qua kiểm dịch, giống không rõ nguồn gốc nhằm giảm chi phí đầu vào,… là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh, hủy hoại môi trường nuôi.

Để công tác kiểm dịch giống được thực hiện tốt, ngoài sự nỗ lực của đơn vị làm công tác quản lý giống, sự phối hợp của các cơ quan, ban ngành có liên quan, còn cần có sự góp sức của người nuôi thủy sản. Khi người nuôi nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, họ sẽ tự giác thực hiện công tác kiểm dịch giống trước khi thả nuôi, góp phần giảm thiểu dịch bệnh, tạo điều kiện nghề nuôi thủy sản được bền vững, lâu dài.

Bên cạnh đó, Chi cục đã trang bị đầy đủ các thiết bị liên quan đến công tác kiểm dịch; xây dựng phòng xét nghiệm bệnh hoạt động theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005, đồng thời là phòng xét nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT, phục vụ tốt cho công tác kiểm dịch cũng như công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Với 17 kiểm dịch viên thường xuyên tham gia công tác kiểm dịch đã được Cục Thú y đào tạo và cấp thẻ kiểm dịch viên, công tác kiểm dịch giống của Chi cục ngày càng được nâng chất, tạo uy tín cho người nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan như: Thanh tra Sở NN&PTNT, Phòng NN&PTNT 3 huyện biển, Đội kiểm tra liên ngành huyện và Cảnh sát giao thông được Chi cục thực hiện thường xuyên, đã góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý giống nói chung và công tác kiểm dịch giống thủy sản nói riêng.

Trong thời gian tới, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản sẽ phát huy các thành quả đạt được; tiếp tục phối hợp với các ngành có liên quan, địa phương, đặc biệt là các Ban Quản lý vùng nuôi tôm biển tăng cường công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của việc kiểm dịch giống; tiếp tục nâng chất công tác kiểm dịch giống, thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện kiểm dịch giống thủy sản; nâng chất công tác xét nghiệm bệnh bằng việc duy trì phòng xét nghiệm được chỉ định của Bộ NN&PTNT và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005; tăng cường công tác kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y thủy sản và an toàn vệ sinh thực phẩm các trại sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh, nhằm tạo ra con giống đạt chất lượng để cung cấp cho người nuôi; phối hợp với các ngành chức năng và địa phương tăng cường kiểm soát việc chấp hành các quy định về quản lý giống tôm biển đối với các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh và nhập tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về qui định quản lý giống.


Có thể bạn quan tâm

Sản Lượng Vải Thiều Chín Sớm Ở Bắc Giang Tăng Và Được Giá Sản Lượng Vải Thiều Chín Sớm Ở Bắc Giang Tăng Và Được Giá

Những ngày này, thị trấn Cao Thượng tràn ngập sắc đỏ đặc trưng của vải sớm Tân Yên. Dọc đường vào xã Phúc Hoà (nơi có diện tích vải sớm lớn nhất huyện, khoảng 350 ha) có hàng chục điểm cân vải. Nông dân chở vải từ các xã Phúc Hoà, Liên Sơn, Cao Thượng, Hợp Đức, Tân Trung…

30/05/2013
Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Bước Đầu Từ Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp

Ông Trịnh Minh Tấn (SN 1950, ngụ tổ 7, ấp Bàu Sen, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành, Tây Ninh) hiện đang nuôi 50 cặp bồ câu Pháp sinh sản dưới hình thức nhốt chuồng. Đây là mô hình chăn nuôi mới ở huyện Châu Thành đem lại thu nhập khá. Theo ông Tấn, bồ câu là giống sinh sản nhanh (ấp 18 ngày là trứng nở), ít bệnh tật, ít tốn thức ăn và công chăm sóc nhưng giá trị kinh tế lại cao.

11/04/2013
Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót Kiểm Tra Khổ Qua, Rau Ngót

Trước nhu cầu các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật gia tăng trong dịp hè 2013, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) vừa chỉ đạo đơn vị chức năng triển khai ngay đợt lấy mẫu rau ngót trên địa bàn Hà Nội khổ qua ở TPHCM để kiểm tra bổ sung các chỉ tiêu an toàn thực phẩm.

31/05/2013
Thấp Thỏm Vì Tôm Bị Bệnh Lạ Thấp Thỏm Vì Tôm Bị Bệnh Lạ

Khoảng 1 tháng nay, bệnh lạ hoành hành trên đàn tôm khiến người nuôi tôm Vạn Ninh (Khánh Hòa) ăn ngủ không yên. Người nuôi đang hy vọng cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và cách điều trị bệnh cho tôm.

26/08/2013
Tôm Ngoại Ép Tôm Nội Tôm Ngoại Ép Tôm Nội

Giá tôm nguyên liệu ở ĐBSCL hiện đang thấp hơn giá thành sản xuất, khiến người nuôi tôm trong khu vực bị thua lỗ nặng.

10/08/2012