Nuôi Cá Lóc Trong Bể Ny-Lon Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Có Thu Nhập Ổn Định

Ông Mai Tấn Phước (ngụ khóm Thới An A, phường Mỹ Thạnh, TP.Long Xuyên, An Giang) cho biết, gia đình ông đang nuôi 8.000 con cá lóc giống bằng thức ăn công nghiệp trong 4 bể ny-lon (tổng diện tích 62 m2).
Sau 3 - 4 tháng nuôi, trọng lượng cá đạt từ 350 - 700 gram/con, bán cho thương lái giá 32.000 đồng/kg cá lóc thịt, trừ chi phí, ông còn lời 16 - 20 triệu đồng. Cũng theo ông Phước, nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp dễ chăm sóc, ít dịch bệnh lại tăng trưởng mau, chi phí thức ăn thấp hơn so với nuôi cá lóc bằng cá biển tạp. Nếu kỹ thuật nuôi tốt, nuôi cá lóc nghịch mùa từ tháng giêng đến tháng 4 âm lịch, có thể lời đến 10 triệu đồng/bể cá lóc.
Anh Trần Trung Nhứt, Phó Chủ tịch Hội Nông dân phường Mỹ Thạnh cho biết, phường có 11 hộ nuôi cá lóc trong bể ny-lon bằng thức ăn công nghiệp, với hơn 20 bể nuôi, góp phần tạo thu nhập ổn định cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Tổng diện tích cao su của tỉnh Bình Phước hiện nay đã lên đến 225.000ha, trong đó diện tích cho sản phẩm 126.632ha, năng suất bình quân đạt gần 2 tấn/ha. Với diện tích, năng suất và sản lượng mủ cao su hàng năm như thế, Bình Phước đang dẫn đầu cả nước về diện tích cũng như sản lượng mủ cao su.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của tỉnh Thanh Hóa với sản lượng hàng năm khoảng hơn 15.000 tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân của tỉnh. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, đầu ra cho con ngao xuống thấp khiến cho nghề nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Những chiếc tàu công suất 300 CV, sáng đi chiều về mỗi tàu đánh bắt từ 7-10 tấn cá nục, thậm chí có tàu đạt 10-15 tấn. Bình quân mỗi ngày có hơn 100 tấn cá nục suông cập bờ. Các ngư dân này chủ yếu đánh bắt ở ngư trường tỉnh Quảng Ngãi, cách bờ hơn 50 hải lý.

Đến nay tổng đàn bò trong huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long) được 23.428 con, chiếm tỷ lệ 42,5% tổng đàn bò trong tỉnh, tỷ lệ bò lai sind đạt 87%. Qua đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, tăng thu nhập cho nông dân và tăng tỷ lệ trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Sau 3 năm triển khai Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, kết quả rõ nét nhất trên địa bàn huyện Tuy Đức là địa phương đã bước đầu quy hoạch, phân vùng chuyên canh cho từng loại cây trồng khá bài bản, hợp lý.