Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Điện Lực Bình Thuận Đồng Hành Cùng Nông Dân Trồng Thanh Long

Điện Lực Bình Thuận Đồng Hành Cùng Nông Dân Trồng Thanh Long
Ngày đăng: 28/10/2014

Những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện chong đèn kích thích thanh long ra hoa trái vụ trên tỉnh Bình Thuận liên tục tăng với tốc độ cao. Trước sự tăng trưởng của phụ tải thanh long, ngoài việc nỗ lực đầu tư của ngành điện, Điện lực Bình Thuận (PC Bình Thuận) đã có nhiều chương trình hỗ trợ tích cực cho nông dân.

Thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact tiết kiệm năng lượng

Tính đến tháng 5/2014, điện thương phẩm của PC Bình Thuận đạt 703,510,321 kWh, tăng 9.26 % so với cùng kỳ năm 2013, đạt 43.16 % so với kế hoạch được giao năm 2014 (1.630.000.000 kWh).

Nhằm tăng thêm diện tích thắp sáng mà không thay đổi công suất thắp, giảm chi phí tiền điện, tăng lợi nhuận, Công ty Điện lực Bình Thuận giới thiệu với các hộ trồng thanh long một giải pháp hữu hiệu khác. Đó là “sử dụng đèn compact ánh sáng vàng kích thích cho cây thanh long ra hoa trái vụ” giúp nông dân trồng thanh long chủ động sản xuất trong tình hình thiếu điện hiện nay.

Chương trình hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn sợi đốt bằng đèn tiết kiệm điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVN SPC) chính thức triển khai từ tháng 7/2014. Với mục đích nhằm giảm tiêu hao và lãng phí điện, ngành điện triển khai hỗ trợ nông dân thay 2 triệu bóng đèn tròn sợi đốt chong thanh long bằng đèn tiết kiệm điện trên phạm vi 3 tỉnh kể trên với tổng kinh phí hỗ trợ tương đương 20 tỷ đồng.

Để hỗ trợ nông dân một cách tốt nhất sử dụng đèn compact tiết kiệm điện, nhà nước hỗ trợ việc thu hồi bóng đèn sợi đốt người dân đang sử dụng với mức giá hỗ trợ tương đương với giá thị trường là 4.000 đồng/bóng và chịu mọi chi phí đăng ký, điều hành, tiêu hủy đèn tròn theo đúng quy định bảo vệ môi trường; hỗ trợ vật tư mối nối an toàn điện có giá trị 3.000đồng/mối nối để thay cho việc dùng kim băng không an toàn như hiện nay; hỗ trợ nhân công tháo gỡ đèn tròn, lắp đặt đèn tiết kiệm điện.

Ngoài ra, nông dân tham gia chương trình còn được các nhà cung cấp giảm giá bán bóng đèn tiết kiệm điện compact 20W tối thiểu là 10% so với giá bán thực tế đối với trường hợp thanh toán chậm từ 3 - 6 tháng, hoặc giảm 15% đối với trường hợp trả tiền ngay khi mua bóng đèn. Toàn bộ chi phí hỗ trợ tương đương 30 tỷ đồng.

Hiệu quả mang lại

Khi sử dụng đèn compact, thanh long ra hoa trái vụ giữa bóng đèn compact 20W và bóng đèn sợi đốt 60W đều cho kết quả tương tự nhau. Tỷ lệ 0,5% bóng hư hỏng khi gặp sự cố như mưa, gió trong thời gian chong đèn của bóng compact 20W thấp hơn nhiều so với sử dụng bóng đèn sợi đốt 60W (tỷ lệ hư hỏng từ 2% ÷ 5%). Đồng thời sử dụng bóng đèn compact 20W làm giảm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giúp giảm chi phí đầu vào, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.

Ông Mai Văn Tuyên - thôn Phú Nghĩa, xã An Cương, huyện Hàm Thuận Nam - chia sẻ: Từ khi chuyển đổi đèn sợi đốt sang chong đèn compact cho thanh long mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình anh khi lượng điện tiêu thụ giảm đáng kể và được nhà nước hỗ trợ rất lớn.

Ông Phan Xuân Nguyên - cán bộ PC Bình Thuận - cho biết, nếu áp dụng giải pháp trên cho toàn bộ diện tích trồng thanh long trên địa bàn (khoảng 25.000 ha) và hệ số sử dụng là 0,7 thì sử đụng đèn compact thay đèn tròn sợi đốt hàng năm sẽ tiết kiệm được 13.1258400 kWh, với giá điện như hiện nay là 1.464,9 đ/kWh thì số tiền tiết kiệm được mỗi năm khoảng 1280,1 tỷ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Nhanh Chóng Định Vị Thương Hiệu Gạo Việt Nam Nhanh Chóng Định Vị Thương Hiệu Gạo Việt Nam

Mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thương hiệu gạo quốc gia theo hướng xây dựng và phát triển thương hiệu ở cả ba cấp độ: quốc gia, vùng và địa phương. Đến thời điểm này, đây là việc không thể trì hoãn.

07/03/2015
Tập Trung Cải Tạo Ao Đầm Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Năm 2015 Tập Trung Cải Tạo Ao Đầm Nuôi Tôm Vụ Xuân Hè Năm 2015

Bước vào vụ nuôi xuân hè năm 2015, nông dân ở các huyện vùng triều đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật từ trước Tết Nguyên đán. Vụ nuôi tôm này, xã Hoằng Châu (Hoằng Hóa) có kế hoạch đưa vào thả nuôi khoảng 25 triệu đến 30 triệu con tôm sú trên diện tích khoảng 400 ha.

07/03/2015
Huyện Ngọc Lặc Trồng Mới 12.000 Cây Phân Tán Huyện Ngọc Lặc Trồng Mới 12.000 Cây Phân Tán

Năm 2015, huyện Ngọc Lặc đặt ra mục tiêu trồng mới 800 ha rừng, hơn 20.000 cây phân tán. Để công tác trồng rừng diễn ra thuận lợi, đúng kế hoạch, thời gian qua, cùng với việc chỉ đạo các đơn vị, địa phương chuẩn bị nguồn giống bảo đảm chất lượng, huyện đã phổ biến, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện trồng cây phân tán.

07/03/2015
Cảnh Báo Xâm Nhập Mặn Vụ Chiêm Xuân Ở Vùng Biển Cảnh Báo Xâm Nhập Mặn Vụ Chiêm Xuân Ở Vùng Biển

Vụ chiêm-xuân 2013-2014 xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền, đặc biệt là ở 2 huyện Nga Sơn, Hậu Lộc luôn duy trì ở mức 0.10-5 phần nghìn khiến các trạm bơm vùng triều gặp khó khăn do nguồn nước bị xâm nhập mặn nặng, thời gian bơm bị giảm đến mức báo động, một số cống lấy nước vùng triều phải đóng cửa.

07/03/2015
Công Ty CP Nông Sản Phú Gia Phấn Đấu Sản Xuất Hơn 71.000 Tấn Thức Ăn Chăn Nuôi Công Ty CP Nông Sản Phú Gia Phấn Đấu Sản Xuất Hơn 71.000 Tấn Thức Ăn Chăn Nuôi

Năm 2014, Công ty CP Nông sản Phú Gia, khu D - Khu Công nghiệp Lễ Môn (TP Thanh Hóa) đã sản xuất được 55.000 tấn thức ăn chăn nuôi, tăng 10% so với năm 2013, doanh thu đạt 380 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 2,2 tỷ đồng, bảo đảm việc làm cho người lao động với mức thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng...

07/03/2015