Dak Lak Phát Triển Mạnh Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Chứa

Hiện nay, trên địa bàn Dak Lak đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa với tổng số 200 lồng, chủ yếu tập trung tại một số hồ chứa lớn.
Trong đó có các hồ: thủy điện Buôn Tua Shar (huyện Lak), hồ thủy điện Srêpôk 4 (Buôn Đôn), hồ thủy điện Buôn Kuốp (Krông Ana), hồ Krông Búk hạ (Krông Pắk), hồ Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột)… Bên cạnh đối tượng nuôi là các loại cá truyền thống, gồm cá rô phi, diêu hồng, cá bống tượng... còn có các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá tầm… Theo Chi cục Thủy sản, tổng số lồng thả cá tầm đến thời điểm hiện tại là 60 lồng, số lượng con giống thả đã đạt 32.256 con.
Khối lượng đàn cá nuôi đạt 11,5 - 17,5 kg/con (trung bình đạt trên 14,5 kg/con), tỷ lệ sống đạt khoảng 60%, tốc độ tăng trưởng đạt 16-20%/tháng. Số lượng cá Hồi vân thả nuôi tại Công ty Yang Hanh đạt hơn 3000 con, trọng lượng đến thời điểm báo cáo ước đạt 2.000-3.500 g/con. Hiện các cơ sở nuôi cá nước lạnh đang tiếp tục chăm sóc đàn cá nuôi nhằm cung ứng cho thị trường trong dịp tết Nguyên Đán.
Có thể bạn quan tâm

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.