Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Bè Ở Bình Định Khốn Đốn Vì Con Giống, Đầu Ra

Nuôi Cá Lồng Bè Ở Bình Định Khốn Đốn Vì Con Giống, Đầu Ra
Ngày đăng: 30/12/2013

Từ đầu tháng 11 âm lịch đến nay, các hộ ngư dân nuôi cá lồng bè trên biển trên đầm Thị Nại tại phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định điêu đứng vì cá giống khan hiếm và giá cao, trong khi đó cá nuôi thương phẩm hạ giá nhưng không có thương lái đến mua.

Cụ thể, tại khu vực Hải Minh, phường Hải Cảng có 80 hộ nuôi, với 707 lồng nuôi cá trên diện tích 13.812 m2 chuyên nuôi cá hồng, cá mú, cá bóp, cá chẽm… đã đến thời kỳ xuất bán, nhưng không có người mua. Hiện thương lái mua cầm chừng với giá 115.000 đồng/kg, giảm từ 5.000 – 15.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 1 tháng.

Điều đáng nói là, nhiều hộ nuôi cá lồng bè đã được thương lái đặt cọc một phần ba đến một nửa số tiền mua bè cá, nhưng thương lái không bắt cá hết một lần theo thỏa thuận mà để “ngâm” cả tháng trời, người nuôi phải tốn thức ăn và công chăm sóc hàng ngày. Lý do thương lái đưa ra là tiêu thụ khó và… thiếu vốn.

Vì giá cá hạ và không có đầu ra nên nhiều hộ đành nuôi “làm cảnh”. Theo các hộ ngư dân, các loài cá khác như cá bóp, cá chẽm thì nuôi lớn mấy cũng được nhưng nếu cá hồng có trọng lượng hơn 1 kg/con thì bị thương lái ép giá vì người mua không thích, bán rất khó.

Hầu hết các hộ nuôi cá lồng bè có quy mô từ 6 – 12 lồng, người nuôi ít cũng vài ba ngàn con, người nuôi nhiều lên đến chục ngàn con. Hàng ngày từ 3, 4 giờ sáng, các hộ ngư dân ở đây sang Cảng cá Quy Nhơn thu mua thức ăn về cho cá nuôi. Người nuôi ít thì 50 – 70 kg cá và đầu cá, người nuôi nhiều thì mua từ 1 – 2 tạ. Tiêu tốn thức ăn nhiều như vậy nhưng đầu ra bế tắc, bà con ở đây gặp nhiều khó khăn.

Những hộ không bán được cá gặp khó đã đành, nhiều hộ ngư dân may mắn xuất bán được cá nuôi nhưng không mua được cá giống để thả lại do thiếu nguồn cung. Cá hồng giống hiện có giá 10.000 đồng/con, tăng 4.000- 5.000 đồng/con so với năm trước mà không có để mua.

Bà Nguyễn Thị Lộc – một hộ nuôi cá cho biết: “Gia đình tôi xuất bán mấy lồng cá được vài chục triệu, nhưng thương lái “ngâm” cả tháng trời mới bắt hết. Nay muốn mua cá giống về thả lại khan hiếm, bây giờ chưa biết tính sao”.

Được biết trước đó, các hộ nuôi cá lồng bè ở đây bị thiệt hại nặng do sự cố tràn dầu và hai đợt lũ lụt vừa qua đã làm cá chết hàng loạt, nhưng đến thời điểm này các hộ ngư dân vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào. Những yếu tố này đang khiến các hộ nuôi cá lồng bè ở Hải Minh thêm khốn đốn.


Có thể bạn quan tâm

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

29/09/2013
Sản Lượng Thủy Sản Gần 340 Ngàn Tấn Sản Lượng Thủy Sản Gần 340 Ngàn Tấn

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.

29/09/2013
Trồng Sả Cho Lợi Nhuận Cao Gấp 3 - 4 Lần Trồng Lúa Trồng Sả Cho Lợi Nhuận Cao Gấp 3 - 4 Lần Trồng Lúa

Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.

29/09/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm Linh Chi

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

29/09/2013
Trăn Trở Của “Vua Sâm Ba Kích” Trăn Trở Của “Vua Sâm Ba Kích”

Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.

29/09/2013