Dây tiêu giống sốt giá

Nếu tiêu Ấn Độ lá tím ở các xã Tân Tiến (Bù Đốp) và Lộc Hòa, Lộc An (Lộc Ninh) thì giá 600 ngàn đồng/trụ. Bởi người trồng cho rằng giống tiêu Ấn Độ lá tím trái nhiều. Tiêu giống Ấn Độ hạt to nhưng vỏ dày, dung lượng không bằng tiêu Vĩnh Linh, nhưng tháng 12 đã cho thu hoạch, sớm so với tiêu Trung hơn 2 tháng. Thu hoạch đầu vụ, sản lượng ít do giống tiêu Ấn Độ chiếm diện tích nhỏ nên giá bán cao, nhà vườn có tiền ăn tết trong mùa giáp hạt cao su và điều. Vì vậy, mùa xuống giống năm nay nhiều người săn lùng giống tiêu Ấn Độ.
Từ năm 2010 đến nay, Bù Đốp, Lộc Ninh đã trở thành địa chỉ tin cậy để người trồng tiêu ở Tây Nguyên, Đắk Nông tìm về mua hom tiêu giống. Ông Nguyễn Văn Đức ở thủ phủ hồ tiêu Chu Sê, tỉnh Gia Lai năm nay nhờ bà con giới thiệu về Lộc An mua giống trồng mới 1.000 nọc tiêu. Ông Đức cho biết, ở các tỉnh Tây Nguyên, mấy năm nay diện tích trồng tiêu tăng cao nhưng giống tiêu không đảm bảo, trồng bị chết nhiều. Vì vậy, hiện nhiều người trồng tiêu về Lộc Ninh, Bù Đốp tìm mua giống. Ở Tây Nguyên người trồng thường xuống giống chậm hơn Bình Phước gần 1 tháng nhưng muốn có giống tốt ở những vườn tin cậy phải đặt hàng trước của các hộ trồng tiêu có kinh nghiệm, lâu năm và cắt giống trong tháng 5 về ươm 1 - 2 tháng sau mới đem trồng.
Trồng tiêu phải đầu tư vốn lớn, nhưng với giá giống cao như hiện nay thì nhà vườn sẽ thu hồi vốn ngay trong năm sau. Tuy nhiên, không phải người trồng tiêu nào cũng bán được giống. Bởi hom tiêu giống chỉ cắt được trong năm trồng đầu tiên, muốn có giống nhà vườn phải đóng đinh để tiêu bám ra rễ và ngưng bón phân ít nhất 2 tháng trước khi cắt dây. Hom chết là do người bán giống bón nhiều phân trước khi cắt ngọn để tạo sự bắt mắt với người mua thiếu kinh nghiệm, kiến thức về tiêu.
Có thể bạn quan tâm

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Trà Vinh đã chi 47,4 tỉ đồng bồi thường thiệt hại 102 ao nuôi các loài thủy sản, với diện tích gần 37,3 ha, chiếm gần 63% so với tổng diện tích tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh.

Vào tháng 7-2012, 7 hộ dân ở ấp Xương Thới III (Thới Thạnh, Thạnh Phú, Bến Tre) được Trường Đại học Cần Thơ chọn thực hiện mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong mương vườn dừa thuộc Dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây là các hộ dân định cư cặp ngoài vùng đê bao ngọt hóa của Dự án 418.

Chiều 14-2, ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Kiên Giang cho biết: Đã lấy mẫu nước và sinh vật lạ được cho là nguyên nhân gây cá nuôi lồng bè chết hàng loạt tại vùng biển của huyện đảo Kiên Hải đưa đi xét nghiệm tại Trường Đại học Cần Thơ và Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2.

Không đến tận ao nuôi cá trê lai của bà con thôn Phú Sơn 2, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) thật khó tin về nguồn thu hơn 100 triệu đồng/sào ao (500 m2). Tính ra, mỗi năm người nuôi cá ở đây thu hơn 2 tỷ đồng/ha.

“Sở dĩ tôi đầu tư nuôi ếch trong bể lót bạt trên mặt đất mà không nuôi dưới ao hồ là vì ngoài việc tận dụng được diện tích đất trống, nuôi trong bể lót bạt còn thuận lợi hơn nhiều so với nuôi ao trong khâu vệ sinh và xử lý nguồn nước nên tỉ lệ hao hụt ít hơn”. Anh Trần Minh Hải (ngụ ấp Khánh An, xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.