Chế biến thức ăn chăn nuôi phát triển mạnh

Tổng diện tích xây dựng các NM khoảng 78 ha, với tổng vốn đầu tư 2.300 tỷ đồng đều được đưa vào hoạt động SX, giải quyết việc làm ổn định cho 1.000 lao động, với mức thu nhập bình quân đạt 4,5 triệu đ/người/tháng, tăng 1 triệu đ/người/tháng so với năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến TĂCN bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 56%/năm và giai đoạn 2011 - 2015 đạt đến 88%/năm.
Ngành công nghiệp chế biến TĂCN phát triển nhanh do có nhiều thuận lợi về hạ tầng và là cửa ngõ đón nguồn nguyên liệu bắp, sắn... với trữ lượng lớn từ các tỉnh Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi có quyết định giải tỏa để xây dựng Tổ hợp nhiệt điện Vân Phong, từ năm 2009, nông dân xã Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã chủ động tìm kiếm vùng đất mới để phát triển cây tỏi. Nhiều vùng đất đồi, trồng cây kém hiệu quả đã được tận dụng và trở thành vùng chuyên canh cây tỏi đem lại lợi nhuận cao.

Đến nay, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã có hơn 586 ha chè, trong đó có hơn 400 ha chè kinh doanh, cho sản lượng trung bình gần 700 tấn, giá búp tươi bình quân đạt 6.500 đồng/kg.

Đến ngày 27/8/2013, bà con nông dân xã Đông Hải (Trà Vinh) đã bước vào thu hoạch bắp giống đợt 1, với sản lượng 65 tấn. Anh Huỳnh Thanh Hải, ấp Hồ Thùng trồng 1 hécta bắp giống cho biết: thời tiết vụ này khá thuận lợi nên cây bắp giống phát triển tốt, năng suất bình quân khoảng 7 đến 8 tấn/hécta, cao hơn vụ trước khoảng 1 tấn đến 1,5 tấn/hécta.

Hương Sơn (Hà Tĩnh) từ xưa đến nay vốn là quê hương của đặc sản cam bù nổi tiếng. Xuất phát từ Sơn Bằng, cây cam bù đã được người dân nhiều xã nghiên cứu, đầu tư và phát triển thành những mô hình kinh tế cho thu nhập ổn định. Tuy nhiên, những đặc tính phát triển và sinh trưởng của cam bù cùng bệnh vàng lá xanh gân... đã và đang khiến nhiều hộ trồng cam lo lắng...

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vừa triển khai mô hình trồng thanh long ruột đỏ quy mô 1 ha tại xã Phong Vân.