Xuất khẩu 2 tấn vải thiều đầu tiên sang Mỹ

Mới đây, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao (có trụ sở tại Q.7, TP. HCM) đã về xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) tổ chức thu mua vải sớm giống U hồng để XK sang thị trường Mỹ.
Chỉ trong buổi sáng, Cty đã thu mua được hơn 2 tấn vải U hồng của 9 hộ dân trong xã, với giá 30 nghìn đồng/kg (cao hơn giá thị trường từ 10 nghìn đồng/kg). Đây là những hộ dân đã được cơ quan chức năng cấp mã vườn sản xuất vải thiều XK theo tiêu chuẩn VietGAP.
Ngay sau khi thu mua đủ số lượng, Cty đã tổ chức đóng hàng theo quy chuẩn, đồng thời vận chuyển ra sân bay để đưa về TP. HCM thực hiện công đoạn chiếu xạ và XK sang Mỹ. Như vậy, đây là lô vải thiều đầu tiên của Việt Nam sẽ được XK sang thị trường khó tính.
Được biết, Cty TNHH MTV Ánh Dương Sao là đơn vị chuyên thu mua các mặt hàng nông sản tươi của Việt Nam để XK ra nước ngoài. Nếu việc chào hàng 2 tấn vải thiều tại thị trường Mỹ thành công, Cty sẽ tiếp tục thu mua vải thiều Lục Ngạn để xuất sang thị trường này, đồng thời XK vải thiều sang thị trường Úc và Nhật Bản.
Tân Mộc là một trong những xã có diện tích vải thiều chín sớm nhiều nhất của huyện Lục Ngạn với khoảng 200 ha chủ yếu là giống vải U hồng, sản lượng ước đạt 2.000 tấn (tăng 500 tấn so với vụ 2014). Hiện trung bình mỗi ngày người dân trong xã thu hoạch và tiêu thụ khoảng 30 tấn quả. Dự kiến khoảng 10 ngày nữa vải thiều chính vụ của huyện Lục Ngạn sẽ bắt đầu được thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Sau cơn mưa lớn vào tối 13.6, nhiều nông dân trồng mì trên đất ruộng đã phải hối hả nhổ mì để chạy mưa do sợ mì bị thối củ.

Vài năm trở lại đây, phần lớn nông dân trồng lúa đều bán lúa tươi tại ruộng. Tuy vậy, phía sau là chuyện “cò” lúa hoành hành, thương lái kỳ kèo với nhiều chiêu bài khác nhau đã trở thành nỗi lo thường xuyên của nông dân mỗi khi bước vào mùa thu hoạch.

Câu chuyện làm giàu của ông Phùng Văn Vịnh (xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) bắt đầu từ khóa học nghề do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức năm 2011. Thời điểm ấy, hai vợ chồng ông Vịnh vẫn quẩn quanh với vài sào ruộng khoán, tất tả ngược xuôi nuôi các con ăn học, từ những kiến thức trồng nấm cơ bản học được qua lớp học nghề đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của ông về việc làm kinh tế.

Năm 2015, tỉnh An Giang phấn đấu thực hiện cánh đồng lớn với tổng diện tích 71.670 ha, tăng 37.470 ha so với năm 2014 (năm 2014 diện tích tham gia 34.200 ha). Hiện có 14 doanh nghiệp tham gia thực hiện cánh đồng mẫu lớn (CĐML).

Nhằm giúp bà con có những thông tin cần thiết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Phú Yên xin giới thiệu một số mô hình chuyểnđổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả trên đất lúa đã được thực hiện thành công tại một số địa phương…