Đặc sản cá linh non đầu mùa đắt hơn thịt bò

Cá linh là một loại thủy sản đặc trưng của mùa nước nổi, theo sông Mekong bắt đầu tràn về vùng đầu nguồn lũ ĐBSCL vào trung tuần tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo một số ngư dân chuyên đánh bắt cá linh mùa nước nổi thì năm nay cá linh về sớm hơn mọi năm. Những ngày qua, đặc sản này đã có tại các chợ vùng đầu nguồn lũ An Giang, được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg (trong khi đó giá thịt bò được bán dao động từ 220.000 – 245.000 đồng/kg).
Một số địa điểm trên sông Hậu và sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn lũ, cá linh ở thời điểm hiện nay còn rất nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng đầu đũa ăn và xuất hiện rất ít. Hiện cá linh đã có bán ở các chợ huyện vùng đầu nguồn lũ của An Giang (như An Phú, Tân Châu...) với mức giá cao gấp đôi so với năm trước. Tuy nhiên, theo một số thương lái tại đây, khả năng cá linh này được mua từ Campuchia về để đáp ứng nhu cầu của người dân thích ăn cá linh non đầu mùa.
Cá linh non bán tại chợ Tân Châu (An Giang).
Sở dĩ cá linh non đầu mùa có giá đắt đỏ, bởi sản lượng cá tự nhiên rất ít. Cá linh non có kích cỡ tầm khoảng đầu đũa ăn cơm, ăn cả nguyên con, thịt ngọt, hương vị đậm đà là món ăn đặc sản của người dân miền Tây chỉ có vào đầu những tháng nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 8 Âm lịch). Nếu kéo dài qua tháng 9 Âm lịch thì cá linh đã "già", cá lớn lúc đó vào vụ nên cá rẻ, thịt ăn cũng ngon nhưng hương vị không bằng cá linh non.
Có thể bạn quan tâm

Đó là ý kiến của đa số đại biểu tham dự hội thảo “Liên kết, hợp tác phát triển ngành dừa bền vững” do UBND tỉnh Bến Tre tổ chức sáng 8-4. Hội thảo nằm trong khuôn khổ Lễ hội Dừa Bến Tre lần thứ IV năm 2015 (từ ngày 7 đến 13-4-2015).

Hiện các vựa thu mua xô cam sành với giá 27.000 - 28.000 đồng/kg, tăng từ 3.000 - 5.000 đồng/kg so với tháng trước đó. Những trái cỡ lớn, chín vàng đẹp có mức giá 29.000 đồng/kg. Tại các chợ, giá cam sành bán lẻ từ 32.000 - 37.000 đồng/kg.

Đó là ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh tại hội nghị “Sơ kết tháng hành động phòng chống bệnh đốm nâu hại thanh long” vừa tổ chức cuối tuần qua tại TP Phan Thiết (Bình Thuận).

Trong khi các thương lái đang đứng ngồi không yên trước cảnh hàng nghìn xe dưa bị ùn tắc tại cửa khẩu Tân Thanh, người dân các tỉnh miền trung cũng lao đao vì dưa hấu rớt giá thảm hại.

Tiền Giang có hàng ngàn ha chôm chôm, nhiều nhất tại xã cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy). Tại đây, xã cũng đã thành lập được Tổ hợp tác trồng chôm chôm và đã được công nhận đạt tiêu chí VietGAP từ năm 2011.