Giàu lên nhờ trồng chôm chôm VietGAP

Trong suốt 4 năm qua kể từ khi được công nhận đạt tiêu chí chôm chôm VietGAP, bà con đã khai thác tiềm năng và lợi thế cây trồng này để giảm nghèo hiệu quả. Nhiều nông hộ giàu lên nhờ thu nhập cao từ cây chôm chôm mà điển hình là ông Võ Quang Trường, cư ngụ tại ấp Tân Luông B, xã Tân Phong.
Gia đình ông Trường trồng 7.000 m2 chôm chôm chuyên canh, giống chôm chôm Thái chất lượng trái tốt, phẩm chất ngon, được thị trường rất ưa chuộng. Vườn cây của ông nay đã được 10 năm tuổi, cho năng suất cao ổn định.
Vốn là thành viên Tổ hợp tác trồng chôm chôm VietGAP từ rất sớm, ông đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng và những quy định nghiêm ngặt của quy trình VietGAP: ghi nhật ký sản xuất đầy đủ, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón trong danh mục cho phép, có khu thu gom vỏ chai và rác trong quá trình sản xuất; bảo đảm thời gian cách ly phân, thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch...
Theo ông, thâm canh theo tiêu chí VietGAP rất khoa học, hiệu quả vừa bảo vệ sức khỏe, môi trường vừa truy xuất được nguồn gốc sản phẩm. Ông Trường cho biết, hàng năm, khi thu hoạch xong, vào khoảng tháng 6 âl ông tiến hành vệ sinh vườn, tỉa bỏ cành vô hiệu, bón phân, chăm sóc tích cực cho vụ thu hoạch mới.
Cụ thể, về bón phân có các đợt bón tập trung theo công thức phù hợp: Lần đầu sau khi tỉa cành, lần 2 khi đọt ra dài khoảng 1 tấc (10 cm), lần 3 khi đọt ra dài khoảng 2 tấc (20 cm). Về cách xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn, ông Trường làm như sau: Khoảng tháng 10 âl bắt đầu xiết nước (khi cơi đọt 2 bắt đầu già).
Thời gian xiết nước từ 1,5 - 2 tháng tùy theo điều kiện thực tế, sau đó cho nước vào độ nửa mương vườn. Chừng 5 - 10 ngày sau mầm đọt nhú hoa. Hoa ra dài 5 - 7 phân thì tưới nước đều trên bông và dưới gốc.
Về chăm sóc bông (hoa), khi bông sắp nở thì bón phân theo công thức và xịt thuốc ngừa phấn trắng. Sau đó, tỉa và chăm sóc trái. Cụ thể cây nào đậu nhiều quá thì tỉa bỏ bớt 30% trái, chỉ giữ lại 70% để trái to, đẹp, dễ bán và bán được giá cao. Sau đó, tiếp tục bón phân nuôi trái, ít nhất 3 lần cho đến trước khi thu hoạch.
Ngoài ra, chú ý theo dõi phòng trừ sâu gây hại trái. Trong năm 2014, với 7.000 m2 đất trồng chôm chôm Thái theo tiêu chí VietGAP đã thu hoạch 11 tấn trái. Giá bán bình quân 20.000 đ/kg, ông thu được 220 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình ông còn lãi 180 triệu đồng.
Có thể nói, mô hình trồng chôm chôm VietGAP của ông Võ Quang Trường mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp - nông thôn miệt cù lao.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung, thành phố Điện Biên Phủ nói riêng phát triển mạnh. Tuy nhiên, đối tượng nuôi chủ yếu là cá rô phi đơn tính và một số loài cá truyền thống mà chưa phát triển được một số đối tượng thủy đặc sản.

Tôm chân trắng là loài thuỷ sản “ngoại nhập” - có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được nuôi phổ biến ở nhiều vùng trong tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, Móng Cái là địa phương có diện tích nuôi loài tôm này lớn nhất, với năng suất đạt cao nhất trong tỉnh. Dù vậy, tôm chân trắng ở Móng Cái cũng đang phải đối mặt với không ít vấn đề tồn tại mà để giải quyết được nó thì cần phải xây dựng được thương hiệu cho loài thuỷ sản này.

Tính đến ngày 1.10, tổng đàn gia súc trên toàn tỉnh Tây Ninh đạt 315.534 con - giảm 10% so cùng kỳ, tập trung chủ yếu ở đàn trâu giảm 11,36%, đàn bò giảm 9,74%, đàn lợn giảm 9,96%. Theo Cục Thống kê, nguyên nhân đàn trâu, bò giảm mạnh do không còn đồng trống để chăn thả, vì người dân đã tận dụng hết quỹ đất để trồng cây.

Chiều 31-12-2013, anh Việt cùng bạn bè tổ chức đi câu cá tại Biển Hồ. Thả câu được một lúc, anh Việt cảm thấy cần bị lôi với một lực rất mạnh. Biết rằng đã trúng cá lớn, anh cùng những người đi câu cố lôi cá lên bờ.

Trước tình hình dịch lở mồm long móng đang có diễn biến phức tạp, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tập trung các biện pháp dập dịch một cách triệt để.