Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Con Bò Cứu Cây Lúa

Con Bò Cứu Cây Lúa
Ngày đăng: 29/06/2013

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Ở ấp Tân An (xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), vợ chồng chị Châu Thị Bé Tư (37 tuổi) là gia đình thoát nghèo khá căn cơ nhờ nghề nuôi bò. Chị Bé Tư cho biết, năm 2001, lúc mới cưới, vợ chồng chỉ có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, nhưng sau đó phải lên bờ vì nghề ghe không sống nổi. Hai vợ chồng bám miếng ruộng 0,5ha, rồi làm thuê làm mướn đủ nghề nhưng vẫn hết sức chật vật mới lo được cho 2 con tới trường.

“Nguồn nước càng lúc càng mặn, làm ruộng càng lúc càng thua lỗ. Vụ đông xuân này, gia đình tôi thu được 40 bao lúa, tính ra chưa được 2 tấn nhưng lúa kém chất lượng, kêu bán không thương lái nào thèm mua. Hai vợ chồng đang tính đem xay thành cám, làm thức ăn cho bò” – chị Bé Tư nói. Năm 2009, gia đình chị Bé Tư vay được 20 triệu đồng, mua 2 con bò để nuôi. Tận dụng bờ bao ruộng lúa và những chỗ đất xấu, anh trồng cỏ cho bò ăn, đến năm 2013, đàn bò của anh đã được 8 con, được công nhận thoát nghèo. “Do bán lúa không được nên tôi mới vừa “gả” bớt 1 con bò con, thu được 12,5 triệu đồng” – anh Phúc nói.

Theo ông Hồ Văn Kịch – Trưởng ấp Tân An, ấp này có 227ha lúa, nhưng gần đây do độ mặn quá cao nên hơn 50% diện tích trồng lúa thất thu. Số còn lại cho ra thứ thóc “bán không được, mà ăn cũng không xong” vì hạt cơm nấu nhạt toẹt, bở như gạo mốc lâu ngày. Nhiều người tận dụng đất bìa chéo, thậm chí chuyển hẳn cả ấp có 3.200 dân, sang nuôi hơn 3.000 con bò. “Tính bình quân thì mỗi người có 1 con bò, nhưng có nhiều gia đình nuôi trên dưới 20 con và vẫn có nhiều gia đình chưa có bò để nuôi” – ông Kịch nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nở - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Xuân cho biết, vụ đông xuân 2013, do thời tiết diễn biến bất thường, gió mạnh và độ mặn tăng cao khiến hơn 1.000ha lúa của thất thu 1.624 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. “Vài năm trở lại đây, trồng lúa thất bát nên nhiều hộ dân chuyển sang… trồng cỏ nuôi bò và thắng lớn với nghề này.

Hiện đàn bò của xã gần 7.000 con và đang tiếp tục tăng đàn. Ngoài trồng cỏ trên bờ đê, cả xã còn có 20 ha đất chuyên trồng cỏ nuôi bò” – ông Nở nói. Tại xã Tân Xuân, nhiều hộ nông dân thất thu lúa nhưng “gỡ gạc” bằng cách lấy rơm nuôi bò. Sau khi thu hoạch lúa, nhiều nông dân bán rơm với giá khoảng 7 triệu đồng/ha. Ông Nở cho biết thêm, ngoài nguồn vốn cho hộ nghèo vay để nuôi bò, một Mạnh Thường Quân đã giúp người nghèo xã Tân Xuân bằng cách tặng 8 con bò cái. Số bò này sẽ cho 8 hộ nghèo “mượn”, khi nào sinh được bò con thì xoay vòng bò cái, tới lượt hộ hộ nghèo khác.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Bạch (Bắc Kạn) Mở Rộng Diện Tích Trồng Hồng Không Hạt Quảng Bạch (Bắc Kạn) Mở Rộng Diện Tích Trồng Hồng Không Hạt

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

03/06/2014
Bình Thuận Tìm Đường Mới Cho Thanh Long Xuất Ngoại Bình Thuận Tìm Đường Mới Cho Thanh Long Xuất Ngoại

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.

24/06/2014
Cánh Đồng Lớn Cho Lợi Nhuận Cao Hơn Tới 7,5 Triệu Đồng/ha Cánh Đồng Lớn Cho Lợi Nhuận Cao Hơn Tới 7,5 Triệu Đồng/ha

Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.

03/06/2014
Tự Chứng Nhận Nguồn Gốc Xuất Xứ Lợi Ích Lớn Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Tự Chứng Nhận Nguồn Gốc Xuất Xứ Lợi Ích Lớn Cho Doanh Nghiệp Xuất Khẩu

Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.

24/06/2014
Bí Xanh… “Đỏ Mắt” Người Trồng! Bí Xanh… “Đỏ Mắt” Người Trồng!

Năm 2013, bí xanh được mùa, giá cao, lãi nhiều, điều này khiến nông dân nhiều nơi ở Hòa Bình đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2014, nhiều hộ gia đình lại “đỏ mắt” vì năng suất và giá đều giảm.

24/06/2014