Hiệu Quả Dự Án Cà Chua Ghép Trên Cây Cà Tím

Những năm gần đây, việc cải tạo một số cây trồng như: Nhãn, xoài, bơ bằng công nghệ ghép mắt cành đã phát huy tối đa về năng suất, chất lượng và tạo lợi thế về giá trị hàng hoá.
Tại Mộc Châu (Sơn La), các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công phương pháp ghép cây cà chua trái vụ trên cây cà tím tạo ra giống cà chua năng suất, chất lượng phù hợp với thị hiếu thị trường.
Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.
Khắc phục nhược điểm này, năm 2013, Công ty CP GreenFarm, trụ sở tại Mộc Châu đã triển khai thực hiện dự án “Cà chua ghép trên gốc cây cà tím” tại bản Áng 1, xã Đông Sang.
Đây là tiến bộ kỹ thuật được Trung tâm Phát triển rau châu Á (AVRDC - Taiwan) chuyển giao cho Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam từ năm 1998 và đã thử nghiệm có kết quả ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Tại Mộc Châu, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, đề tài thử nghiệm đã thành công, được Hội đồng Khoa học công nghệ tỉnh nghiệm thu, hiện nay Công ty cổ phần GreenFarm đang tiến hành sản xuất, chuyển giao và cung cấp giống cà chua ghép trên cây cà tím cho nông hộ theo yêu cầu.
Thạc sĩ Trương Văn Dư, Giám đốc Công ty CP GreenFarm, cho hay: Cây cà chua ghép sử dụng bộ rễ của cà tím nên cây khoẻ, sinh trưởng tốt, chịu được úng ngập, kháng bệnh héo rũ, vi khuẩn, xoăn lá… hơn hẳn cà chua không ghép; năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều.
Anh Lê Văn Các, bản Áng 1, xã Đông Sang (Mộc Châu) phấn khởi: Gia đình tôi chuyển đổi từ gieo hạt sang trồng cà chua ghép trên gốc cà tím vào năm 2013, quy mô 1.500 cây. Năm nay, gia đình tôi đã nhân lên 3 vạn cây và trồng trên diện tích 1,5 ha. Cây cà chua ghép trên cây cà tím cho thu hoạch kéo dài, năng suất cao hơn cà chua thường từ 1,5 - 2 lần, giá bán tại vườn đạt 13.000 - 15.000 đồng/kg. Dự kiến năng suất vụ này vào khoảng 90 tấn quả/ha.
Theo khảo sát tại một số địa phương, cho thấy cà chua ghép trên cây cà tím trồng ngoài trời cho năng suất từ 70 - 90 tấn quả/ha, còn trồng trong nhà lưới hoặc nhà kính đạt khoảng 190 - 210 tấn quả/ha. Năng suất, sức đề kháng cao, ưu thế của cà chua ghép trên cây cà tím trồng trái vụ, đó chính là những lợi thế mà cà chua trồng chính vụ không có được.
Việc cây cà chua ghép trên cây cà tím trồng ở Mộc Châu đang phát huy hiệu quả kinh tế, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi nhận thức của người nông dân về sản xuất nông nghiệp truyền thống sang nền sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất...
Có thể bạn quan tâm

Từ UBND xã An lạc Tây (Kế Sách - Sóc Trăng) ngồi phà, chúng tôi đặt chân lên vùng đất nằm giữa sông Hậu có cái tên Cồn Cò (thuộc ấp An Tấn, xã An Lạc Tây, huyện Kế Sách). Tại đây, ngoại trừ con đường đi được lót bằng dal thì hầu hết những phần đất trống đều được người dân trồng nhãn.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Tháp Mười có 31 hợp tác xã (HTX), trong đó có đến 30 HTX nông nghiệp và 1 HTX vận tải thủy bộ với tổng số 905 thành viên, vốn điều lệ trên 23 tỷ đồng; bình quân lợi nhuận hàng năm dao động từ 90 - 125 triệu đồng/năm.

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep), 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu mặt hàng tôm vẫn tăng mạnh và có thể đạt 3 tỷ USD vào cuối năm 2014 nếu như dịch bệnh được kiểm soát và thị trường thuận lợi. Nhưng mặt hàng chiến lược số 1 của thủy sản này cũng có không ít điều để nói.

Sinh vật cảnh hiện nay không chỉ là thú chơi tao nhã chỉ dành cho giới thượng lưu mà đã nhân rộng cho mọi tầng lớp trong xã hội. Ở Đồng Tháp, loại hình nghệ thuật này hiện đang phát triển với sự tham gia ngày càng nhiều của những người yêu nghệ thuật.

Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.