Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyên Canh Cây Dược Liệu

Chuyên Canh Cây Dược Liệu
Ngày đăng: 21/11/2013

Tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã hình thành vùng chuyên canh cây kim tiền thảo, đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất dược liệu.

Hơn 10 năm trước, bà con nơi đây cấy lúa trên những chân đất với năng suất rất thấp, có những năm còn mất trắng nên đã cùng nhau chuyển đổi sang trồng  kim tiền thảo. Anh Vũ Văn Mến, thôn Dùm cho biết: "Thấy cây kim tiền thảo mọc ở các bờ rào, bụi rậm, biết là cây thuốc, chúng tôi nhổ về trồng rồi tự nhân giống ở vườn nhà. Sau một vài vụ cho hiệu quả kinh tế cao nên  tôi đã mở rộng  diện tích”. Ban đầu anh Mến trồng 3 sào, chăm sóc cẩn thận, sau hơn 3 tháng mỗi sào cho thu hoạch 7-8 tạ cây tươi, phơi khô còn 3 tạ, anh phải lặn lội sang tỉnh bạn tìm thương lái để bán. 

Tìm được thị trường tiêu thụ, những năm tiếp theo gia đình anh mở rộng diện tích từ 3 sào thành 3 mẫu đồng thời  hướng dẫn bà con trong xã cùng sản xuất. Hiện nay, anh Mến là chủ cung ứng giống và thu mua kim tiền thảo cho bà con. Theo thống kê, toàn xã Nghĩa Phương có gần 40 ha (chiếm gần 1/3 diện tích) trồng kim tiền thảo của cả huyện (125 ha), ước tính mỗi năm thu về hơn 3 tỷ đồng.

Kim tiền thảo dễ trồng trên đất cao thoát nước, không tốn công chăm sóc, không phải phun thuốc trừ sâu, khi cắt về cần phơi thật khô để tránh ẩm mốc, chi phí cho mỗi sào rất ít (3-4 kg đạm/sào). Cây trồng chính vụ vào cuối tháng 2 sang đầu tháng 3, đến tháng 6 được cắt, thời gian thu hoạch kéo dài. Đặc điểm này rất thuận lợi nhằm giúp bà con có thể tranh thủ cắt vào những ngày nắng. Các ruộng chọn nhân giống chờ tới tháng 11 để hạt già hơn.

Bà Nguyễn Thị Năm, thôn Dùm nói: "Nhà tôi trồng 1 mẫu kim tiền thảo. Năm ngoái, với giá từ 13-15 nghìn đồng/kg, trừ chi phí lãi 40 triệu đồng”. Cùng với bà Năm, chị Vũ Thị Hồng, anh Vũ Đức Chính… cũng có thu nhập từ 30- 40 triệu đồng sau mỗi vụ.

  Nhận thấy mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2006, xã đã mời cán bộ khuyến nông huyện hướng dẫn bà con học cách chăm sóc cây trồng, giờ đây cả xã đã hình thành vùng chuyên canh cây dược liệu đồng thời là nơi cung ứng giống cho toàn tỉnh. Nhiều Công ty dược phẩm ở Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nội, Thái Nguyên… đến thu mua. Từ khi chuyển sang trồng kim tiền thảo, bộ mặt nông thôn ở Nghĩa Phương  được đổi mới, đời sống nông dân tăng lên đáng kể.


Có thể bạn quan tâm

Thạch Cảnh Vượt Lên Chính Mình Thạch Cảnh Vượt Lên Chính Mình

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...

22/02/2014
Bí Quyết Trồng Đại Táo Bí Quyết Trồng Đại Táo

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.

22/02/2014
Giàu “Con Chữ” Nhờ Nuôi Hàu Giàu “Con Chữ” Nhờ Nuôi Hàu

Hàng chục năm qua, người dân nghèo ở các thôn Lập An, Loan Lý, Hót Mít, Hói Dừa… thuộc thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên-Huế) chỉ biết mò cua bắt cá trên đầm Lập An để sống qua ngày.

19/03/2014
Xã Lê Minh Xuân Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Giá Trị Cao Xã Lê Minh Xuân Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Giá Trị Cao

Nhiều hộ dân ở xã Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TP.HCM) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu nhờ chuyển đổi cây trồng trong những năm gần đây.

22/02/2014
Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cá Sấu Ở Bạc Liêu Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Cá Sấu Ở Bạc Liêu

Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông nghèo lại đông con, nên từ lúc 15 tuổi ông Mai phải bươm chải để giúp gia đình lo cho các em bằng nghề chạy đò mướn. Nhờ việc chạy đò khấm khá, ông tích cóp dần sắm thêm thùng tuốt lúa, máy cày nhỏ để phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con địa phương.

19/03/2014