Bí Quyết Trồng Đại Táo

Mùa này ra chợ, chỗ nào cũng có bán táo. Trước đây, có nhiều giống táo được bán lắm! Nhưng ít năm trở lại đây, người ta chỉ bán chủ yếu giống táo có quả to mà được gọi là đại táo. Gọi là “đại táo” cũng không ngoa.
Quả của nó to thật. Có quả còn to hơn cả cái ly đựng nước trà. Đã vậy, nó lại thơm, ngon, giòn, ngọt, thịt quả dày, vỏ xanh nhạt rất hấp dẫn. Đi trên đường, thấy thúng táo mà tưởng người ta bán ổi. Thực ra, nhiều quả táo cũng ngang ngửa với quả ổi găng...
Đến thăm những gia đình trồng đại táo mới sướng mắt. Quả kín trên cây. Tất cả các cành đều phải chống vì quả quá nặng. Mỗi cây thu cả thúng quả mà vẫn còn đầy quả trên cây. Có lẽ, khó có cây nào mà năng suất lại vượt được đại táo.
Táo là loại cây mau cho thu hoạch. Đầu năm mà trồng nó là cuối năm đã được thu rồi. Ai dám bỏ đất để trồng vài chục gốc táo thì cuối năm tha hồ thu.
Ở Đăk Nông, có bác còn khoe với tôi là đã trồng tới 1.000 gốc táo. Chắc tới mùa thu hoạch, họ phải huy động vài xe ô tô tải mới liên tục đưa táo về thành phố bán được.
Ở rất nhiều làng phía Bắc, nhà nào cũng có ít nhất một vài cây táo. Nông dân mình bây giờ ăn cơm xong còn có cả đồ tráng miệng. Táo là loại quả được dùng thường xuyên. Chả ai nghĩ tới việc xuất khẩu vì tiêu thụ táo ở nội địa cũng đã đủ rồi.
Có mấy khi táo bị ế đâu! Nó lại ngon, bổ, tươi và không có tồn dư chất kích thích nên khách hàng rất ưa. Trồng táo lại quá dễ. Nó thích ứng rất rộng nên ở nước mình, chỗ nào cũng trồng được. Đất tốt, đất xấu, đất ruộng, đất vườn, đất đồng bằng, đất miền núi... đều trồng táo được hết.
Chỉ có điều, nó ưa ẩm chứ không ưa đất bị sũng nước. Do đó, chỗ trồng táo phải thoát nước tốt. Mặt khác, cây cho năng suất rất cao nên phải hết sức chú ý tới việc bón phân. Đã trồng táo thì nên đào hố và bón lót đầy đủ. Đất càng tốt, càng đủ phân thì năng suất càng cao.
Bộ rễ của cây táo rất phát triển, nó có thể ăn sâu tới hơn 1m và lan rộng tới 5-6m. Có nơi còn dùng cây táo làm cây chắn gió vì nó rất vững chắc. Tuy nhiên, cần lưu ý, táo là cây ưa sáng. Ta không nên trồng nó dưới tán các cây khác.
Ở phía Bắc, táo thường ra hoa vào tháng 6-9 và cho quả từ tháng 11-2. Còn ở phía Nam, táo có thể ra hoa quanh năm, cứ sau khi đốn cành 1-2 tháng là nó lại ra cành mới và ra hoa tiếp.
Hoa táo rất nhiều. Những vùng trồng nhiều táo nên kết hợp nuôi ong.
Để tăng năng suất cho táo, ta nên tiến hành khoanh vỏ. Khi trên cây hoa đã ra rộ, trên các thân cành chính, ta khoanh một khoanh vỏ rộng khoảng 1,5-2cm ngay sát dưới cành bên cuối cùng mang hoa. Biện pháp này sẽ giúp ta có thể tăng năng suất gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Hết vụ, ta đốn dưới vết khoanh để loại bỏ toàn bộ cành cũ. Cây sẽ ra cành mới cho năm sau.
Mọi nhà đều nên trồng táo. Giống đại táo có thể mua tại Viện Rau quả Hà Nội (điện thoại: 0913.564.528).
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân là do vào thời điểm hiện nay Đà Lạt đã hết mùa dâu tây chính vụ, khan hiếm hàng đã đẩy giá cả tăng cao. Theo một số tiểu thương, trong thời gian tới giá dâu tây có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa. Hiện Đà Lạt có trên 100ha dâu tây, chủ yếu ở các phường 7, 8.

Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.

Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…

Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.