Thạch Cảnh Vượt Lên Chính Mình

Từ đôi bàn tay trắng, vợ chồng anh Thạch Cảnh (người khmer) ở ấp Thạnh An Tư, xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã “vượt lên chính mình” để có cuộc sống sung túc...
Khi chúng tôi hỏi đường đến nhà anh Thạch Cảnh thì bà con ai cũng biết bởi vợ chồng anh nổi tiếng cần cù, siêng năng, chăm chỉ lao động ở ấp này. Anh Thạch Cảnh kể: Trước đây anh đi bộ đội ở chiến trường Campuchia.
Sau khi giải ngũ về quê cưới vợ nhưng gia đình nghèo quá không có tấc đất cắm dùi. Bởi thế cuộc sống vợ chồng anh “tha hương cầu thực”, quanh năm suốt tháng chỉ biết đi cắt lúa mướn, làm thuê khắp nơi để có cái ăn hàng ngày. Thấy vậy, một người bà con bên vợ đã cho vợ chồng anh đất để cất nhà. Và niềm vui nhân đôi khi vợ anh, chị Trần Thị Trang sinh đứa con gái đầu lòng.
Tuy nhiên, niềm vui chưa được tày gang thì con gái anh có biểu hiện bất thường, sau đó các bác sĩ xác định con anh bị nhiễm chất độc da cam (có thể là hậu quả khi anh ở chiến trường Campuchia).
Nhằm chia sẻ sự khó khăn của gia đình anh Thạch Cảnh, đầu năm 2010, Nhà nước đã tặng gia đình anh 2 con bò để nuôi. Với tính cần cù, chịu học hỏi, chăm sóc đúng kỹ thuật nên đến đầu năm 2013 đàn bò của anh đã được 4 con.
Anh Cảnh bán một con bò giá 20 triệu đồng để lấy số tiền này mua máy gặt đi thu hoạch lúa mướn cho bà con trong vùng. Nhờ có chiếc máy này mà thu nhập hàng tháng của gia đình anh cũng được từ 6 – 8 triệu đồng. “Cuối năm nay đàn bò nhà tôi sẽ tăng lên 6 con. Ngoài ra tôi còn mua được miếng đất để trồng lúa…” - anh Thạch Cảnh hồ hởi khoe.
Nhờ tính cần cù, chất phác mà giờ gia đình an Thạch Cảnh có cuộc sống khá đầy đủ, có đất trồng lúa, có đàn bò, có thu nhập hàng ngày ổn định. Tấm gương “vượt lên chính mình” của anh Thạch Cảnh đã làm cho nhiều người nể phục…
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Công Thừa, chủ nhiệm Hợp tác xã rau Anh Đào (Đà Lạt, Lâm Đồng), cho biết do ảnh hưởng của thời tiết, mưa nhiều và nguồn cung giảm, chưa kể chi phí vận tải cũng tăng, khiến giá nhiều mặt hàng rau tăng từ 100-200%.

Vụ tôm đầu năm nay, tỉnh Bình Định thả nuôi gần 2.200 ha diện tích mặt nước. Song nhiều vùng nuôi trọng điểm mới thả giống được 1 tháng rưỡi thì tôm đã lăn đùng ra chết hàng loạt khiến người nuôi hoang mang.

Vụ nuôi tôm xuân – hè 2014, huyện Hoằng Hóa phấn đấu nuôi thả 1.359 ha tôm; trong đó, diện tích thả tôm sú là 1.351 ha, tôm he chân trắng là 8 ha. Từ đầu tháng 4 đến nay, do thời tiết ấm áp, các chủ đầm nuôi tôm đã đấu mối với các cơ sở sản xuất giống thủy sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa để lấy nguồn giống bảo đảm chất lượng vào nuôi thả.

Không phụ thuộc vào con tôm, nhiều năm qua, hội viên Cựu chiến binh (CCB) ấp Truyền Huấn, xã Hàm Rồng, huyện Năm Căn (Cà Mau) áp dụng thành công mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm.

Là mặt hàng thành công nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản năm 2013, nhưng những tháng đầu năm 2014, tôm Việt Nam liên tiếp bị cảnh báo nhiễm kháng sinh và bị bơm Agar, gây ảnh hưởng không tốt trên thị trường.