Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu

Chưa Phát Huy Hiệu Quả Tiêu Chuẩn MSC Cho Con Nghêu
Ngày đăng: 26/05/2014

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn MSC từ tháng 11-2009. Sau khi được chứng nhận MSC, nghêu Bến Tre được nhiều nước trên thế giới quan tâm, do đó giá nghêu thương phẩm liên tục tăng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân vùng ven biển.

Giá nghêu tăng đáng kể, từ 13.900đ/kg (năm 2008), 17.585đ/kg (năm 2009), 22.300đ/kg (năm 2010), 29.750đ/kg (năm 2011), 35.250đ/kg (năm 2012), 23.250đ/kg (năm 2013).

Từ 2008 đến nay, giá nghêu nguyên liệu tại vùng nuôi nghêu của Bến Tre cao hơn nghêu nuôi tại tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh khoảng 5.000-10.000đồng/kg. Hiệu quả về xã hội, nâng cao nhận thức của người làm công tác quản lý cũng như nhận thức của xã viên các hợp tác xã, người nuôi nghêu về phát triển bền vững.

Hiệu quả về môi trường, để duy trì sản lượng nghêu, trong các năm qua tỉnh đã đầu tư thực hiện nhiều đề tài, dự án, trong đó có một số đề tài, dự án như Đề tài nghiên cứu nguyên nhân gây chết nghêu, sò huyết và đề xuất các giải pháp khắc phục để phát triển bền vững nghề nuôi nghêu và sò huyết ở Bến Tre.

Đề tài thực hiện thành công đã góp phần hạn chế tình trạng nghêu chết hàng loạt trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Đề tài đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến cấu trúc quần thể trên các bãi triều ven biển tỉnh Bến Tre.

Đề tài nghiên cứu đánh giá những tác động của hoạt động khai thác nghêu đến các loài chim sinh sống và săn mồi tại khu vực bãi nghêu. Đề tài nghiên cứu, đánh giá sự phù hợp của hệ thống quản lý nghề khai thác nghêu hiện nay từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đến các hợp tác xã. Nhìn chung, qua việc áp dụng tiêu chuẩn MSC, các tác động của môi trường được xác định và giảm thiểu.

Công tác quản lý nghề cá được thực hiện theo hướng tiếp cận dựa vào hệ sinh thái... Tuy nhiên, chứng nhận MSC đối với nghề quản lý khai thác nghêu tại Bến Tre chưa phát huy hiệu quả do thiếu nguồn nguyên liệu.

Kinh phí để đánh giá và giám sát hàng năm khá cao, phải huy động từ nhiều nguồn vốn (ngân sách nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp chế biến và hợp tác xã). Tỉnh chưa thành lập được cơ quan để quản lý thương hiệu nghêu. Thời gian thực hiện việc giám sát lần thứ 4, từ tháng 8 đến tháng 10-2013. Kinh phí cho lần giám sát này là 12.000USD.

Theo yêu cầu của cơ quan đánh giá (Intertek Moody Marine), quá trình tái đánh giá để cấp chứng nhận cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019) sẽ được kết hợp với đợt đánh giá giám sát lần thứ 4. Thời gian tái đánh giá thực hiện từ tháng 8-2013 đến tháng 8-2014; tháng 9-2014 sẽ cấp chứng nhận mới cho giai đoạn tiếp theo (2014-2019).

Kinh phí giám sát định kỳ lần thứ 4 (năm 2013) sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2013.

Hiện nay, Sở NN-PTNT đang liên hệ với các tổ chức chứng nhận để mời tổ chức chứng nhận với chi phí thấp nhất để đánh giá tái chứng nhận trong thời gian tới.

Tuy nhiên, để thống nhất kinh phí tái đánh giá chứng nhận, trên cơ sở phân tích về hiệu quả kinh tế của các bên tham gia đối với nghề nghêu Bến Tre, Sở NN-PTNT đề xuất phương án như sau: Kinh phí tái đánh giá chứng nhận do các doanh nghiệp chế biến đóng góp 50% và các hợp tác xã đóng góp 50%.

Kinh phí giám sát định kỳ hàng năm sử dụng từ số tiền thu của các cơ sở thu mua (thu 100đ/kg), nếu không đủ các hợp tác xã cùng đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm giám sát.

Số tiền của các doanh nghiệp chế biến đóng góp theo tỷ lệ tổng sản lượng nghêu xuất khẩu mang thương hiệu MSC từ năm 2009 đến năm 2013. Số tiền của các hợp tác xã đóng góp theo tỷ lệ sản lượng nghêu thu hoạch của năm 2011, 2012 và 2013.

Nghề quản lý, khai thác nghêu Bến Tre được cấp chứng nhận MSC từ năm 2009. Quá trình đánh giá toàn diện và giám sát hàng năm được thực hiện như sau: khảo sát đánh giá toàn diện để cấp chứng nhận ngày 31-7 đến 4-8-2008, tại HTX Rạng Đông, Đoàn Kết, chi phí 70.000USD (cấp chứng nhận ngày 3-11-2009).

Giám sát hàng năm lần 1, từ ngày 1 đến 3-7-2010, chi phí 11.500USD. Giám sát lần 2, từ ngày 27 đến 29-10-2011, chi phí 12.500USD. Giám sát lần 3, từ ngày 9 đến 11-4-2013, chi phí 12.700USD. Giám sát lần 4 chi phí 12.000USD.


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình Xây Dựng Vùng Chăn Nuôi An Toàn Tại Nam Định, Thái Bình

Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.

03/11/2014
Mùa Vịt Chạy Đồng Mùa Vịt Chạy Đồng

Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.

03/11/2014
Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

03/11/2014
Chuyện Lão Nông Nuôi Bò Chuyện Lão Nông Nuôi Bò

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.

03/11/2014
Hướng Đi Mới Cho Ngành Chăn Nuôi Hà Nội Hướng Đi Mới Cho Ngành Chăn Nuôi Hà Nội

Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.

03/11/2014