Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.
Anh Tâm cho biết, rắn hổ mang ít bị dịch bệnh, thức ăn của rắn chủ yếu là cóc mụt và chuột. Mỗi đêm, gia đình bắt khoảng 1kg chuột, cóc mụt, đủ cho 100 con rắn ăn no, không cần phải mua thức ăn. Rắn cứ ăn mồi một ngày là nghỉ ăn ba ngày nên thức ăn dễ kiếm.
Lúc mới mua, 100 con rắn giống chỉ nặng 1kg, đến nay, sau hơn 2 năm, bình quân mỗi con rắn hổ mang nặng 1,5kg, con to nặng 2kg. Bán ra thị trường hiện nay, mỗi kg rắn hổ mang có giá 600 nghìn đồng, nên nuôi rắn hổ mang có hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Bước vào vụ thu hoạch năm nay, những nông dân trồng ớt ở Bố Trạch (Quảng Bình) chưa kịp vui mừng vì được mùa thì phải khốn khổ với nỗi lo ớt rớt giá.

Qua học hỏi kinh nghiệm các mô hình nuôi hàu ở các tỉnh ven biển, anh Nguyễn Văn Thiệu đã về quê (khóm 5, Thị trấn Long Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) đầu tư nuôi hàu bằng bè trên sông nhằm tăng thu nhập cho gia đình.

Tổng kết mô hình liên kết 4 nhà thâm canh lúa theo hướng VietGAP và cánh đồng mẫu lớn vụ Đông Xuân 2013- 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Tây Ninh cho biết, bình quân mỗi ha ruộng trong mô hình, nông dân có lợi nhuận cao hơn ngoài mô hình trên 3,1 triệu đồng/ha.

Thời gian gần đây, huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang lên cơn sốt đánh bắt và thu gom con banh lông, khi loài sinh vật biển chưa từng được ngư dân quan tâm đánh bắt này bất ngờ được các thương lái Trung Quốc săn lùng và mua với giá cao ngất ngưởng

Nếu đúng sự thật, đây là một trong những ngành nông nghiệp hiếm hoi, nếu không nói là duy nhất mà nông dân có thể điều tiết, làm chủ được giá bán.