Chuyện Lão Nông Nuôi Bò

Mô hình nuôi bò sinh sản của gia đình ông Lê Minh Nông, thôn 5, xã Nghĩa Dũng (TP. Quảng Ngãi) khiến nhiều người bất ngờ. Dù đã ở tuổi 60, nhưng ông Nông vẫn hăng say lao động, dám nghĩ, dám làm và quyết tâm làm giàu ngay tại quê hương.
Vất vả đi học nghề…
Căn nhà cấp bốn của ông Nông nằm cuối con đường bê tông dẫn vào xóm. Ông Nông có dáng hình nhỏ bé, nhưng khá nhanh nhẹn. Ông trầm ngâm kể với khách về cái thời vất vả làm lụng và đi học nghề nuôi bò này.
Xuất ngũ, với hai bàn tay trắng, không có một cái nghề làm ra tiền để nuôi vợ, con nên ông Nông quyết định vào Sài Gòn đạp xích lô. Hằng ngày, cứ quanh quẩn các con phố ở Quận 10, Gò Vấp với mong kiếm được nhiều khách.
Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.
…tạo dựng cơ ngơi đồ sộ
Đúng như những gì ông Nông nghĩ, nghề nuôi bò học hỏi từ bạn bè, khi về quê áp dụng vào thực tế ở địa phương gặp nhiều thuận lợi. Công việc làm ăn của ông phát triển từ đó. Lúc mới bắt đầu, ông chỉ có 2 con bò giống trị giá 3 triệu đồng. Sau này, nhờ bò sinh sản, cứ thế ông phát triển, nhân rộng đàn bò với số lượng ngày càng nhiều.
Đến nay, đàn bò của ông đã lên đến 25 con với 8 con giống Zebu sinh sản và 17 con bò thịt. Cứ 8 con sinh sản, mỗi năm đẻ 8 con bê. Bê con sau khi xuất chuồng sẽ đem lại một nguồn thu lớn, từ đó tạo nguồn vốn quay vòng đầu tư mở rộng quy môchăn nuôi và phát triển kinh tế gia đình.
Với cách thức chăn nuôi có tính toán như thế, nên giờ ông Nông đã có trong tay một cơ ngơi đồ sộ. Ngoài nuôi bò, ông còn trồng rau và đầu tư mua sắm ba xe tải nhỏ để thu gom rau của bà con trong xã đi bỏ cho các chợ, cửa hàng trong và ngoài tỉnh. Bình quân mỗi năm ông Nông thu về gần 200 triệu tiền lãi từ nuôi bò và trồng rau.
Nói về những dự định trong tương lai, ông Nông chia sẻ: “Thời gian tới gia đình tôi sẽ tăng thêm số lượng đàn bò sinh sản. Bên cạnh đó mở rộng quy mô nuôi bò để các con tôi có thể cùng tham gia. Ngoài ra, tôi cũng tiếp tục và phát triển nghề làm rau lâu đời của gia đình và sẽ tập trung thu gom rau cung ứng cho các chợ, giúp bà con trong thôn, xóm có đầu ra ổn định”.
Vừa qua, bò cái sinh sản của ông Nông đã tham gia cuộc thi “Bò cái lai Zebu sinh sản năm 2014” do thành phố tổ chức và đoạt giải nhất. Ông cũng là một nông dân tiêu biểu được UBND tỉnh và các cấp trao tặng bằng khen trong phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi nhiều năm liền.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2013, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm có bước phát triển hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, kết quả không đạt kế hoạch đề ra, người chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do giá thức ăn tăng cao, giá bán ra thị trường thấp. Trước thực trạng thua lỗ, người chăn nuôi khó có thể tăng đàn.

Anh sử dụng gà trống chọi địa phương cho lai với gà Lương Phượng thuần chủng sinh sản (tỷ lệ 12 con gà mái/1 gà trống). Gà Lương Phượng sinh trưởng, phát triển khỏe, sức đề kháng tốt và bắt đầu đẻ trứng sau 6 tháng nuôi. Anh Quang cho biết: "Hằng ngày, đàn gà Lương Phượng của gia đình tôi đẻ trứng đạt tỷ lệ từ 75-80%, tương đương với giống gà lấy trứng thương phẩm CP, nhưng quả trứng to và đều hơn. Trứng ra bao nhiêu đều được chủ các lò ấp nở ở huyện Gia Lộc đặt mua hết với giá khoảng từ 3.500-4.000 đồng/quả.

Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, địa phương khuyến khích nông dân chuyển đổi cây trồng trên những chân ruộng canh tác gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất. Trong vụ đông xuân 2013 - 2014, Tiền Giang chỉ gieo sạ 78.500 ha, giảm khoảng 2.000 ha so với vụ đông xuân năm trước. Diện tích giảm trên được chuyển đổi sang trồng màu tết, lập vườn trồng cây ăn quả đặc sản hoặc cây trồng phù hợp khác.

Trồng tre điền trúc lấy măng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân ấp 2 và ấp 3, xã Thành Tâm (Chơn Thành - Bình Phước). Năm nay mùa mưa đến sớm, mưa nhiều nên được mùa măng.

Trước kia, người dân xã Hồng An (Hưng Hà - Thái Bình) chủ yếu thu nhập từ 2 vụ lúa nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Gần chục năm trở lại đây, nông dân trong xã đã chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang sản xuất đa dạng các loại cây rau màu giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương. Trồng rau màu cho thu nhập cao, ổn định, bình quân trên 200 triệu đồng/ha/năm.