Hướng Đi Mới Cho Ngành Chăn Nuôi Hà Nội

Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.
Trên đường đi tìm hiểu thực tế tại một số hộ nông dân nuôi bò BBB ở huyện Phú Xuyên, Phó Tổng giám đốc công ty Vũ Văn Hải cho biết: Bò Blanc Blue Belgium (viết tắt là BBB) là giống bò chuyên thịt nổi tiếng của Bỉ, ngoại hình cao, to, dễ nuôi, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt mềm, ngon.
Ban đầu khi dự án triển khai tại các huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Gia Lâm, Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên, Thạch Thất... cũng gặp một số khó khăn do bà con vẫn quen theo lối chăn nuôi cũ, chưa biết rõ về giống bò mới này.
Chúng tôi đã cử cán bộ xuống từng địa phương vận động, hướng dẫn, tập huấn để họ hiểu rõ mục đích là lai tạo đàn bò hướng thịt chất lượng cao; nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho hộ nông dân tại các điểm phát triển chăn nuôi của dự án; tăng sản lượng thịt bò được sản xuất có sự quản lý và giám sát tốt, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt bò của xã hội; góp phần phát triển đàn bò, đưa chăn nuôi bò thịt thành ngành sản xuất hàng hóa, giải quyết việc làm cho nông dân…
Sau gần hai năm triển khai, đến ngày 31 - 12 - 2013 dự án đã hoàn thiện hệ thống quản lý, tổ chức 28 lớp tập huấn cho 2.800 lượt hộ nông dân về chăn nuôi bò lai F1 (BBB x lai Sind), thú y và trồng cỏ cho bò. Xây dựng mô hình mẫu tại các địa phương như: Ba Vì, Phú Xuyên, Gia Lâm, Chương Mỹ.
Bình tuyển 13.709 bò cái nền với trọng lượng bình quân đạt 285 kg/bò; bình quân bò cái nền đã đẻ 3,5 lứa, ngoại hình tốt, không có dị tật; có 2.505 bê F1 đã sinh. Bò cái nền đẻ thường, không phải can thiệp. Nhiều gia đình đã thoát nghèo, đời sống được nâng lên một bước.
Anh Đào Xuân Huân ở xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên bộc bạch: Khi tham gia dự án, hộ chăn nuôi được cán bộ của công ty tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 100% kinh phí về tinh bò BBB, mua bò giống và một phần chi phí thức ăn tinh... Bò sau khi sinh mau lớn, sức đề kháng tốt, từ 14 đến 18 tháng tuổi, trọng lượng có thể đạt 400 đến hơn 500kg.
Với giá bán khoảng 180 nghìn đồng/kg thịt móc hàm, trừ chi phí, mỗi con bò F1 BBB cho thu từ 40 đến 50 triệu đồng. Nhờ nuôi bò, kinh tế gia đình ngày càng khấm khá, các cháu có điều kiện học tập tốt hơn. Không chỉ anh Huân, nhiều hộ khác như ông Đinh Văn Lợi ở xã Mai Đình, ông Đinh Văn Hải ở xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn..., giờ đã có của ăn của để.
Tổng Giám đốc công ty Bùi Đại Phong chia sẻ: Đến nay dự án đã mở rộng ra 16 huyện trong thành phố. Hiện Hà Nội có 7.000 con bò F1 BBB chất lượng tốt. Hy vọng đến năm 2018 sẽ đạt mục tiêu thành phố đề ra là tăng sản lượng thịt bò từ 9.000 tấn năm 2013 tăng lên 20.000 tấn năm 2018; giảm tỷ lệ nhập thịt bò 90% năm 2013 xuống 75% năm 2018; bảo đảm sự quản lý và giám sát đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt bò có chất lượng cao, an toàn thực phẩm.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tốc độ phát triển chăn nuôi bò của chúng ta còn chậm, chất lượng thịt chưa cao. Do đó, cần đẩy mạnh việc chăn nuôi bò thịt trong thời gian tới để đáp ứng nguồn thịt chất lượng cao cho người tiêu dùng, trước mắt là ở thị trường thủ đô và hướng tới giảm thịt bò nhập khẩu.
Trong khi nhiều tỉnh, thành phố đang loay hoay không biết nên chọn con gì để tái cơ cấu ngành chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân thì dự án Hà Nội đang làm thật sự là bước đột phá, tạo ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi, đồng thời góp phần tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Qua nhiều năm thất bại với con tôm thẻ chân trắng do ảnh hưởng của dịch bệnh, ông Phạm Văn Tánh, ấp Thanh Nhung I, xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đã thử nghiệm mô hình nuôi tôm sú kết hợp với tôm thẻ chân trắng và mô hình này đã phát triển tốt, thoát được dịch bệnh, lợi nhuận đạt được khá cao ngay trong vụ nuôi đầu tiên.

Theo ông Thanh, hiện nay bò là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, giá cả tương đối ổn định nên ít gây tổn thất về kinh tế cho người chăn nuôi. Các giống bò được nuôi phổ biến ở Tư Nghĩa trong những năm qua chủ yếu là bò vàng địa phương, bò lai sind và bò lai Zêbu. Trong đó, giống bò lai sind đã được người dân lựa chọn nuôi ngày một nhiều với quy mô hộ gia đình, trang trại, chăn nuôi tập trung theo kiểu bán công nghiệp.

Tuy nhiên, do mức giảm còn khiêm tốn nên nhìn chung giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường vẫn còn ở mức cao. Tại TP Cần Thơ, hiện giá nhiều loại thức ăn gia súc, gia cầm (loại hỗn hợp dạng viên) của nhiều hãng như: Con cò, Hi-Gro, Cargill... từ 260.000 - 290.000 đồng/bao 25kg; thức ăn đậm đặc dạng cám (loại 35 - 46% đạm) ở mức 450.000 - 500.000 đồng/bao 25kg.

Ðến đất Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định bây giờ, tôi dễ dàng cảm nhận ngay màu xanh mướt của những vườn tiêu. Màu xanh của những vườn tiêu ở đây thật dễ chịu. Có ấn tượng này là bởi ngày xưa, có nhà báo đàn anh, nhiều lần than thở chuyện “mặn ngọt vùng đất chua” khi nhắc về Hoài Hảo.

Theo ghi nhận trong gần 40 năm qua, không có cây sinh trưởng mới khiến loài cây này đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Để bảo tồn và phát triển loài cây này thì việc nhân giống để trồng bổ sung là hết sức cần thiết; tuy nhiên việc nhân giống thủy tùng trong những năm qua vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.