Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chăn Nuôi Lợn Sinh Học Lãi 1 Triệu Đồng/con

Chăn Nuôi Lợn Sinh Học Lãi 1 Triệu Đồng/con
Ngày đăng: 20/12/2014

Ngày 17/12, tại thị xã Sơn Tây, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả chăn nuôi, tiêu thụ thịt lợn sinh học năm 2014, phương hướng giải pháp năm 2015 và những năm tiếp theo.

Theo Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, hiện nay có hai hình thức chăn nuôi sinh học đã và đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội là chăn nuôi hữu cơ và chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học.

Năm 2014, Trung tâm đã tiến hành xây dựng mô hình cho 35 hộ chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học tại các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai, Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn với quy mô 30 con/hộ. Bước đầu các mô hình cho hiệu quả tốt, sản phẩm đầu ra được Công ty TNHH Thực phẩm sinh học Yummyvn ký kết tiêu thụ.

Thời gian nuôi lợn theo phương thức sinh học 4 – 6 tháng/lợn thịt, tiêu tốn thức ăn 2,9 – 3,1kg thức ăn/kg tăng trọng, khả năng tăng trọng đạt 630 – 720g/con/ngày, tỷ lệ thịt xẻ đạt 83 – 85%. Giá thành sản xuất ra 1kg lợn hơi là 42.000 – 44.000 đồng/kg, giá bán thịt hơi 52.000 đồng/kg. Trên cơ sở tính toán của các chủ hộ chăn nuôi, với giá đầu vào, giá xuất chuồng ổn định như vậy thì mỗi con lợn sau khi trừ chi phí cho thu lãi 800.000 – 1.000.000 đồng/con. Đặc biệt, qua phân tích chất lượng, sản phẩm thịt lợn từ các hộ chăn nuôi bằng phương thức ăn sinh học đều đạt chỉ tiêu cho phép, không có vi khuẩn samonella, không tồn dư kháng sinh và kim loại nặng.

Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, phương thức chăn nuôi bằng thức ăn sinh học phù hợp với quy mô chăn nuôi vừa ngoài khu dân cư, có triển vọng phát triển.

Thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng ra các địa phương nhằm làm tăng tỷ trọng thực phẩm chăn nuôi bằng phương pháp sinh học trong đó xây dựng các chuỗi liên kết giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp giết mổ, tiêu thụ thành chuỗi khép kín.

Tại hội nghị đã diễn ra lễ ký kết hợp tác xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi – tiêu thụ sản phẩm thịt lợn sinh học giữa Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, Trạm phát triển chăn nuôi Sơn Tây và các doanh nghiệp cung cấp thức ăn sinh học, doanh nghiệp giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng được đánh giá, so sánh chất lượng thịt lợn nuôi bằng phương thức sinh học và thịt lợn thường bằng cách nấu và nếm thử.

Theo đó, thịt lợn thường mua ngoài chợ khi luộc lên nước đục và có nhiều bọt, còn thịt lợn nuôi bằng phương thức sinh học thì nồi nước trong hơn, không có bọt. Khi ăn có vị thơm và ngọt tự nhiên.


Có thể bạn quan tâm

Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

01/05/2014
Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

01/05/2014
Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

01/05/2014
Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn Nuôi Cua, Tôm Kết Hợp Hiệu Quả Và An Toàn

Nuôi cua xanh kết hợp tôm sú là một mô hình nuôi mang lại hiệu quả và đang được người dân ven biển ở TX Sông Cầu nhân rộng. Mô hình này vốn đầu tư ít, cua có thể ăn thức ăn thừa trong ao nên giúp cải tạo môi trường đáy ao, ít đầu tư về thời gian và công chăm sóc, không sử dụng thuốc nhiều như nuôi tôm chuyên canh.

02/05/2014
Ông “Khuyến Công” Ông “Khuyến Công”

Nhiều năm nay, người dân xã Thiệu Đô (huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) quen với hình ảnh ông Nguyễn Hữu Hùng - Chủ tịch Hội nông dân (ND) xã cần mẫn như con ong chăm chỉ dạy nghề cho ND, vận động quỹ khuyến học…

02/05/2014