Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát

Cây Thanh Long Trên Vùng Đất Cát
Ngày đăng: 29/01/2015

Học xong đại học, thay vì đi xin việc làm ở các doanh nghiệp, anh Lê Phan Hữu Hưng ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lại về quê với quyết tâm mang kiến thức phục vụ quê hương.

Vượt qua bao khó khăn, anh đã tạo dựng cho mình một mô hình sản xuất hiệu quả mà nhiều người ở xã Xuân Hưng đang học tập.
* Cải tạo đất nghèo
Tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật, anh Hưng xin về làm cán bộ nông nghiệp của xã. Càng gắn bó với nông dân, anh càng thấy cái khó của vùng đất quê mình. Đất cát kém màu mỡ khiến trồng cây gì cũng khó khăn. Chính gia đình anh ở đây cũng vẫn loay hoay trong việc phát triển kinh tế, trồng cây xong rồi lại chặt bỏ.
“Gia đình tôi cũng trồng nhiều thứ cây, như: chuối, điều, xoài, mít, nhãn… Trồng vài năm không hiệu quả lại chặt. Cứ trồng rồi lại chặt rất tốn kém, nghèo vẫn hoàn nghèo. Mỗi năm gia đình thu hoạch được 20 - 30 triệu đồng, không sao khá lên được” - anh Hưng chia sẻ.
Theo anh, có nhiều nguyên nhân khiến nông dân ở đây phát triển kinh tế chậm hơn mọi nơi. Thứ nhất, do vùng đất ở đây không được màu mỡ như nhiều nơi khác; thứ hai là thói quen canh tác, nông dân còn quen sản xuất theo truyền thống chưa có những đột phá trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Sau một thời gian trăn trở, anh Hưng quyết tạo một mô hình phát triển kinh tế chinh phục vùng đất nghèo này. Anh xin nghỉ hẳn công tác ở xã để toàn tâm hơn cho công việc phát triển cây thanh long của mình.
* Hiệu quả từ cây thanh long
Tháng 9 vừa qua, anh Hưng đã được Trung ương Đoàn trao giải thưởng Lương Định Của, đây là sự động viên lớn dành cho anh. Anh Hưng cho biết, anh đến với cây thanh long không phải là cái duyên tình cờ mà từ sự nghiên cứu khá kỹ từ thời còn là sinh viên.
Vốn ít, anh Hưng thực hiện theo phương án “con nhà nghèo”. Đầu tiên, anh bỏ ra 2 triệu đồng mua giống và trồng thanh long bằng trụ tre. 30 trụ thanh long đầu tiên khá thành công. Năm sau vay được thêm ít vốn, anh nâng cấp lên trồng bằng trụ gỗ. Anh Hưng tâm sự: “Trồng thanh long bằng trụ tre hoặc gỗ chỉ được một thời gian là mục, nhưng không có vốn bước đầu phải làm vậy. Mục đích là nhân giống trước, sau khi có thu nhập sẽ cải thiện dần”.
Anh đã phát triển đúng theo hoạch định của mình, diện tích thanh long hàng năm được tăng dần lên từ 30 trụ lên 200 trụ, rồi đến 300 trụ và hiện tại là 2 ngàn trụ, trong đó có 1.500 trụ là thanh long ruột đỏ và 500 trụ thanh long ruột trắng. Anh Hưng dự định phát triển vườn thanh long lên khoảng 5 ngàn trụ. Thu nhập của anh cũng tăng nhanh, từ vài chục triệu đồng ban đầu, nay đã đạt hàng trăm triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Xốc lại ngành chăn nuôi Xốc lại ngành chăn nuôi

Áp lực hội nhập quốc tế đang đến rất gần, nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sắp được ký kết khiến Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát rốt ráo chỉ đạo tìm giải pháp xốc lại ngành chăn nuôi - lĩnh vực được xem là có sức cạnh tranh kém nhất trong nông nghiệp.

16/07/2015
Băn khoăn thịt gia cầm ngoại Băn khoăn thịt gia cầm ngoại

Mặc dù chưa chính thức tham gia vào các hiệp định về tự do hóa thương mại để nông sản của các nước có thể trao đổi, xuất và nhập khẩu vào thị trường chung với thuế suất thấp nhưng thịt gia cầm châu Âu và Mỹ đã có mặt ở khắp thị trường Việt Nam với giá còn rẻ hơn cả ở nơi xuất đi…

16/07/2015
Chăn nuôi chú trọng chất lượng Chăn nuôi chú trọng chất lượng

Thiên tai, dịch bệnh, giá cả thấp... là những khó khăn phát triển ngành chăn nuôi. Vì vậy, đề án tái cơ cấu nông nghiệp, Sở Nông nghiệp- PTNT sẽ tập trung tái thiết lại ngành này, hướng nông dân làm ăn bài bản, chú trọng chất lượng hơn là sản lượng.

16/07/2015
Hồi sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm Hồi sinh nghề trồng dâu, nuôi tằm

Cách đây hơn 10 năm, nghề trồng dâu nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và một số huyện, thành phía Nam nói riêng bị “tụt dốc”. Vài năm trở lại đây, với nhiều cách thức nuôi tằm mới cùng với nhiều giống dâu cho năng suất, chất lượng cao hơn đã giúp nghề trồng dâu, nuôi nằm dần được “hồi sinh”.

16/07/2015
Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc Phòng chống dịch lở mồm long móng trên gia súc

Theo số liệu của Chi cục Thú Y Sóc Trăng, toàn tỉnh hiện có hơn 2.800 con trâu, hơn 28.500 con bò (trong đó 21.000 còn bò thịt, 7.100 con bò sữa). Số lượng đàn bò tăng nhanh so với năm 2014, đặc biệt là bò sữa do mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao; Tuy trong vài năm trở lại đây, Sóc Trăng chưa ghi nhận trường hợp gia súc bị nhiễm bệnh lở mồm long móng (LMLM), nhưng nguy cơ bệnh xuất hiện và lây lan vẫn còn tiềm ẩn.

16/07/2015