Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi

Hiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôiHiệu quả máy chế biến thức ăn chăn nuôi
Ngày đăng: 20/11/2015

Từ thành công bước đầu, năm 2015 mô hình được mở rộng thêm 7 xã, với quy mô 60 máy, gồm các xã Minh Thanh, Hợp Hòa (huyện Sơn Dương), Phú Thịnh, Lăng Quán (huyện Yên Sơn), Thanh Tương (huyện Na Hang), Thượng Lâm (huyện Lâm Bình) và Hà Lang (huyện Chiêm Hóa), mỗi xã trung bình từ 8 - 10 máy.

Các hộ tham gia được hỗ trợ 80% tiền mua máy, men vi sinh và được tập huấn hướng dẫn quy trình vận hành, phương pháp ủ thức ăn đảm bảo kỹ thuật.

Gia đình anh Nguyễn Văn Tú ở xóm 9, xã Lang Quán được hỗ trợ máy chế biến thức ăn đa năng và được hướng dẫn quy trình ủ thức ăn nên việc chăn nuôi được cải thiện rõ rệt.

Từ đầu năm đến nay anh đã cung cấp cho thị trường 19 tấn lợn thương phẩm, thu trên 700 triệu đồng, giảm 23% chi phí thức ăn cho tổng đàn so với trước kia.

Theo đánh giá của cán bộ kỹ thuật, máy chế biến thức ăn đa năng có ưu điểm gọn nhẹ, thao tác sử dụng đơn giản, công suất chế biến thức ăn đạt 100 - 150 kg/giờ/máy, giảm thời gian, nhân công lao động và chi phí thức ăn từ 1.500 - 2.000 đồng/kg, nhất là tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương và phế phụ phẩm nông nghiệp để phát triển chăn nuôi.

Sau 3 tháng, một số hộ đã xuất bán lứa lợn đầu tiên, với 115 con lợn thịt tương đương sản lượng thịt hơi là 11,47 tấn, thu nhập tăng thêm 330.000 đồng/con lợn thịt so với chăn nuôi bằng cám hỗn hợp công nghiệp.


Có thể bạn quan tâm

Người Dân Là Nòng Cốt Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh Người Dân Là Nòng Cốt Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh

Trong khi công tác phòng dịch cúm gia cầm được ngành chức năng và các địa phương nỗ lực thực hiện, thì tại một số địa phương, người dân vẫn vứt xác gia cầm chết xuống sông. Việc làm thiếu ý thức này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn là tác nhân lây lan dịch bệnh.

30/01/2015
Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

30/01/2015
Rau Baby Trên Đất Khô Cằn Rau Baby Trên Đất Khô Cằn

Một chiều cuối tuần, anh nông dân trẻ Nguyễn Trung Thành đang thu hoạch những trái ớt ngọt baby cho vừa đủ số lượng 3 tạ, chuyển ngay về các siêu thị ở Sài Gòn tiêu thụ. Đây là diện tích 500 mét vuông nhà kính mà Thành đã canh tác ớt ngọt baby hơn 7 tháng qua, trong đó đã kết trái cho hoa lợi hơn 3 tháng.

30/01/2015
Khoai Lang Hoàng Long Hướng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Đặc Sản Khoai Lang Hoàng Long Hướng Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Đặc Sản

Khoai lang Hoàng Long là loại cây đặc sản của Ninh Bình có thịt củ bở, màu vàng, bùi, ngọt dịu và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, thời gian qua, giống cây này đã bị thoái hóa dẫn đến năng suất, chất lượng không cao. Gần đây, giống khoai lang Hoàng Long đang được phục tráng, hứa hẹn giúp tăng năng suất, chất lượng và mở rộng diện tích sản xuất.

30/01/2015
Hoài Ân (Bình Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Dâu Xen Bắp Hoài Ân (Bình Định) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Dâu Xen Bắp

Trong mấy năm gần đây, giá kén ổn định ở mức cao, từ 120 ngàn - 140 ngàn đồng/kg, nên phong trào trồng dâu nuôi tằm ở Hoài Ân phát triển trở lại. Hiện toàn huyện có gần 300 ha dâu, tập trung ở các xã ven sông An Lão như Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Tín và Ân Mỹ.

30/01/2015