Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lấy lại niềm tin rau an toàn

Lấy lại niềm tin rau an toàn
Ngày đăng: 20/11/2015

Vừa qua Chi cục BVTV Hà Nội đã tổ chức Hội nghị kiểm soát kết nối SX, tiêu thụ RAT trên địa bàn Hà Nội năm 2015 với sư tham gia của đông đảo các DN, HTX và người tiêu dùng nhằm tìm ra giải pháp nâng cao lòng tin của người tiêu dùng với sản phẩm RAT.

Theo Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội Nguyễn Duy Hồng, một trong những rào cản lớn nhất với RAT hiện nay là việc người tiêu dùng chưa thực sự có niềm tin vào RAT.

Ông Hồng cho biết, hàng năm Chi cục BVTV lấy hàng trăm mẫu rau để phân tích, kết quả phần lớn đều trong ngưỡng an toàn cho phép.

Bắt đầu từ năm 2014 Hà Nội tiếp tục cấp tem nhãn nhận diện RAT cho hàng loạt đơn vị SX, kinh doanh, sơ chế.

Chi cục còn thành lập Tổng đài tư vấn giải đáp thắc mắc về RAT (gọi số 40.1081), song nhìn chung người tiêu dùng vẫn nghi ngờ.

Vì vậy, bắt đầu từ tháng 10/2015, Chi cục BVTV Hà Nội thí điểm ký Hợp đồng phối hợp Kiểm soát SX và tiêu thụ RAT với một số Cty nhằm hỗ trợ khâu quản lý SX cũng như tạo niềm tin hơn nữa với người tiêu dùng nhờ hệ thống thanh kiểm tra và giám sát chéo có sự tham gia của cộng đồng.

Theo đó, Chi cục BVTV Hà Nội thành lập Ban điều phối Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của nhóm cộng đồng (PGS) trong công tác SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.

Thứ hai, xây dựng danh mục vật tư đầu vào cho người SX, hồ sơ ghi chép phục vụ kiểm tra chéo giữa các nhóm SX, giữa ban điều phối với DN và người tiêu dùng.

Tiếp đến, Chi cục phối hợp với các DN tổ chức tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng, hướng dẫn kiểm tra chéo và xử lý vi phạm giữa các nhóm SX RAT.

Bên cạnh đó, Chi cục phối hợp với các DN, người tiêu dùng kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất công tác SX RAT của các hộ là đối tác ký hợp đồng với DN.

Ngoài ra, Chi cục cũng tiến hành lấy mẫu điển hình để kiểm nghiệm ATTP trong SX, sơ chế và kinh doanh.

Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm, tổ chức hội thảo đánh giá, trao đổi kinh nghiệm phối hợp thực hiện của Ban điều phối.

"Chi cục BVTV Hà Nội có vai trò giúp đỡ DN và người dân quy trình SX an toàn, tham mưu các chương trình, dự án, kế hoạch và giúp người SX quản lý, ghi chép nhật ký SX để người tiêu dùng khi cần có thể truy xuất được nguồn gốc và người SX khi cần có hồ sơ để chứng minh", ông Hồng chia sẻ.

Đồng tình với cách làm mới do Chi cục BVTV Hà Nội đang triển khai, bà Từ Thị Tuyết Nhung, Trưởng ban Điều phối Hệ thống đảm bảo có sự tham gia của cộng đồng tại Việt Nam (PGS) chia sẻ, Ban điều phối PGS của bà đang quản lý 22 liên nhóm SX rau hữu cơ trên toàn quốc nên không đủ thời gian và nhân lực để quản lý các đơn vị từ sáng đến tối được.

Tuy nhiên, nhờ hệ thống giám sát chéo trong chính cộng đồng (PGS) mà rất nhiều nhóm hoặc hộ dân tham gia nhóm cũng như DN làm ăn gian dối, không đúng theo tiêu chí của Ban điều phối đã bị chính các thành viên phát giác báo cho ban lãnh đạo có hình thức kiểm tra và xử lý kịp thời.

Qua đó, không ít đơn vị đã bị loại ra khỏi PGS trong những năm vừa qua.

Ngoài ra, PGS Việt Nam khi chọn đối tác luôn yêu cầu các DN phải là cầu nối đưa người tiêu dùng đến các vùng SX rau hữu cơ thăm và kiểm tra để xem người SX vất vả như thế nào, để từ đó tăng dần lòng tin của các bà nội trợ.

Đại diện một số DN mới tham gia ký kết chương trình phối hợp với Chi cục BVTV Hà Nội chia sẻ, bản thân các DN trước đây khi ký kết SX và tiêu thụ RAT với người nông dân hay các HTX cũng rất lo lắng, bởi cũng chỉ biết đặt niềm tin vào bà con là chính.

Nay có sự tham gia của bên thứ 3 là Chi cục BVTV Hà Nội các DN cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.

Bản thân người tiêu dùng khi nhìn vào mô hình đó họ cũng có thêm niềm tin vào RAT hơn bởi họ có thể kiểm tra, giám sát độc lập bất cứ khi nào.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Hồng lưu ý, việc Chi cục ký kết hợp đồng phối hợp kiểm soát SX và tiêu thụ RAT với một số DN không phải là đi theo DN để chứng nhận và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của DN.


Có thể bạn quan tâm

Cây Chanh Đào “Trồng Chơi, Ăn Thật” Cây Chanh Đào “Trồng Chơi, Ăn Thật”

Ban đầu, ý tưởng trồng chanh đào của các chủ vườn trên địa bàn huyện Cao Phong (Hoà Bình) chỉ là để làm hàng rào bảo vệ cho diện tích cam nhờ vào những gai sắc nhọn của chanh. Tuy nhiên, sản lượng và giá trị kinh tế của loại cây có múi này làm nên điều khiến nông hộ bất ngờ!

18/10/2014
Kiếm Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ Cá Bống Bớp Kiếm Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ Cá Bống Bớp

Khi đó, ở Nam Định, người dân hay nuôi cá bống bớp nhưng dựa vào giống tự nhiên nên có thời điểm bị khan hiếm. Hơn nữa, loại giốn này không đáp ứng được kích cỡ, số lượng và mùa vụ nên người dân muốn triển khai lớn cũng gặp khó khăn. Lúc đó, ông Minh nảy ra ý tưởng tìm hiểu việc ươm giống cá bớp.

20/10/2014
Hoa Quả Việt Nam Từng Bước Chinh Phục Thị Trường Thế Giới Hoa Quả Việt Nam Từng Bước Chinh Phục Thị Trường Thế Giới

Là một nước nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực miền Tây Nam bộ, vùng đất trù phú với những vườn cây ăn trái quanh năm, Việt Nam sở hữu nhiều loại hoa quả mà ít nước có được.

20/10/2014
Nóng Dần Thu Hoạch Mía Chạy Lũ Nóng Dần Thu Hoạch Mía Chạy Lũ

Điệp khúc giá mía thấp nên người dân chưa muốn bán, thương lái đang có dấu hiệu mua cầm chừng cứ lập lại, trong khi nhiều diện tích mía đã bị ngập nước và theo dự báo thì đỉnh lũ năm nay sẽ xuất hiện vào khoảng giữa tháng 11 tới. Do đó, nguy cơ vùng mía ngập lũ ở huyện Phụng Hiệp sẽ tiếp tục chịu thiệt hại nếu như không có giải pháp hiệu quả trong lúc này.

20/10/2014
Định Hướng Dài Hạn Nhằm Thu Hút Vốn FDI Vào Nông Nghiệp Định Hướng Dài Hạn Nhằm Thu Hút Vốn FDI Vào Nông Nghiệp

Trong khi đầu tư nước ngoài của cả nước có xu hướng tăng, thì dòng vốn này vào lĩnh vực nông nghiệp lại quá nhỏ về quy mô dự án và tỷ trọng vốn đầu tư so với tổng đầu tư nước ngoài của cả nước. Điều này đang đòi hỏi ngành nông nghiệp phải có một chiến lược, định hướng dài hạn để thu hút vốn FDI.

20/10/2014