Cắt vụ luân canh, xen canh để có những vụ tôm nuôi thắng lợi

Trong thực tiễn nuôi tôm thời gian qua tại các địa phương ở Cà Mau đã chỉ ra rằng: Nếu nông dân thực hiện xen canh, cắt vụ luân canh với các loài cá phi, cá bổi, các loại cá đồng, sò huyết, vọp, cá kèo… sẽ có được những vụ tôm đạt kết quả tốt hơn và cũng tăng thêm thu nhập từ những đối tượng nuôi phụ đó. Phải chăng đây là hướng đi đúng và sẽ giúp người nuôi tôm vượt qua những điều kiện nuôi khó khăn, nhiều nguy cơ dịch bệnh như hiện nay, nhất là để nuôi tôm công nghiệp (NTCN) bền vững.
Những mô hình nuôi tôm rất có hiệu quả gần đây là nhờ cắt vụ, luân canh hay chuyển vụ, hoặc xen canh, có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng thuốc diệt cá tạp. Tuy đơn giản dễ làm, nhưng trước đây ít được người nuôi tôm chú ý và hay bỏ qua, chỉ vì lợi ích trước mắt từ con tôm. Nhưng hiện nay cho thấy những mô hình nuôi nương theo sinh thái đó hiệu quả vô cùng.
Cụ thể, các loại hình nuôi quảng canh thì thả giống mật độ vừa phải theo mùa vụ thuận, không thả nối và không dùng thuốc diệt cá tạp, mà chỉ dùng các công cụ truyền thống như lưới, lú… bắt tỉa, giữ mật số cá thể cua, cá hợp lý để không ảnh hưởng đến tôm nuôi. Còn nếu NTCN, sau khi nuôi 1 - 2 vụ tôm thì ngừng nuôi, cho ao đầm nghỉ ngơi bằng cách giữ ngọt hóa một hai vụ hay vài tháng, rồi xử lý cải tạo thật kỹ, hoặc thay đổi đối tượng nuôi, chuyển hệ sinh thái từ mặn - lợ với tôm sú sang hệ sinh thái ngọt hóa trong suốt một mùa mưa.
Kết hợp nuôi các loại thủy sản có giá trị về mặt kinh tế, môi trường: Cá phi, cá kèo, cá chình, cá chẻm, sò huyết, cua biển… nhằm cắt nguồn lây truyền bệnh cho tôm, tạo điều kiện cho ao đầm phục hồi lại các yếu tố môi trường có lợi cho con tôm ở vụ tiếp theo, khôi phục lại hệ vi sinh vật có ích đã bị ức chế trong giai đoạn giữ mặn qua các vụ nuôi. Bởi nuôi tôm liên tục, đặc biệt NTCN sẽ dẫn đến ô nhiễm nhiều mặt ngay trong ao đầm và cả cho nguồn nước, môi trường vùng nuôi.
Để thúc đẩy việc thực hiện cắt vụ, luân canh, xen canh có chọn lọc đối tượng nuôi ghép và không dùng hóa chất diệt cá tạp nhằm đạt được những lợi ích kinh tế, môi trường, thì cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các vùng, người nuôi cắt vụ.
Cắt vụ, luân canh, xen canh nếu thực hiện tốt, nông dân sẽ có thêm thu nhập từ các đối tượng nuôi phụ để giữ ổn định kinh tế hộ và giúp thanh lọc, phục hồi các yếu tố môi trường. Do có thời gian được ngọt hóa hay thay đổi đối tượng nuôi, hệ vi sinh vật gây hại của sinh thái mặn - lợ sẽ bị ức chế, bị tiêu hủy nên khi trở lại nuôi tôm vụ tiếp theo, nguy cơ dịch bệnh sẽ giảm chậm hoặc không có điều kiện phát triển gây nguy hại cho tôm nuôi, dịch bệnh sẽ giảm nhẹ hoặc không xảy ra.
Có thể bạn quan tâm

Nuôi cá trên ruộng lúa trong mùa nước nổi thay cho vụ lúa Thu đông kém hiệu quả ngày càng được nhiều nông dân áp dụng ở huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang). Mô hình này góp phần thay đổi tập quán từ sản xuất độc canh 3 vụ lúa/năm, chuyển sang hình thức luân canh lúa - cá mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tận dụng phần đất trống giữa các hàng dừa và mặt nước sẵn có trong vườn, chàng trai 31 tuổi Lê Chí Dũng ở ấp Tiên Đông - xã Tiên Long (Châu Thành, Bến Tre) đã thành công với mô hình nuôi ếch. Hiện cây dừa đang ở giai đoạn đâm “lưỡi mèo” nhưng vẫn có nguồn thu nhập đảm bảo ổn định cuộc sống gia đình…

Từ trang trại nhỏ nuôi sinh sản một số loài động vật hoang dã, đến nay, ông Huỳnh Chí Công đã phát triển thành một công ty chuyên nuôi xuất khẩu.

Vốn là hộ nghèo nhưng từ khi thực hiện thành công mô hình nuôi cá lóc bể thì cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Ngọc Thường ở thôn Đại Hào, xã Triệu Đại (Triệu Phong, Quảng Trị) đã dần ổn định.

Mặc dù dê ăn tạp nhiều loại rau, lá cây, tuy nhiên, nguồn thức ăn cung cấp cho dê ở thành phố Vĩnh Yên chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Được anh Trần Anh Thơ, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo nghề và bồi dưỡng kiến thức cho nông dân giới thiệu, tôi tìm đến mô hình chăn nuôi dê của gia đình anh Hoàng Minh Nhiệm ở xóm Bầu, phường Liên Bảo.