Bắt tay tiêu thụ nông sản

Hà Nội đã tổ chức 5 đoàn cán bộ, DN đến Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bình Dương, TP.HCM nhằm tăng cường hợp tác xúc tiến thương mại nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật...
Các DN của Hà Nội và các cơ sở SX của các tỉnh có dịp trao đổi thảo luận nắm bắt tiềm năng, lợi thế, có cơ hội tham quan thực tế khu vực SX. Thông qua chương trình đoàn công tác, các DN Thủ đô đã ký kết hợp đồng SX, tiêu thụ sản phẩm.
Đến nay có trên 20 chủng loại sản phẩm từ các vùng miền được giới thiệu và tiêu thụ tại các cửa hàng an toàn thực phẩm, siêu thị của Hà Nội như chè Vĩnh Tân, mật ong Phong Thổ, miến dong Tuyên Quang; bưởi da xanh, khoai lang tím, măng cụt, mít nghệ Vĩnh Long; vú sữa, bưởi Năm Roi, thanh long Tiền Giang; dưa cao cấp Bình Dương...
Ngoài ra còn rất nhiều sản phẩm khác đang chờ đến mùa thu hoạch sẽ có mặt tại thị trường Hà Nội.
Các chuyến đi cũng là dịp để Hà Nội giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật mới đang triển khai tới các địa phương, làm cơ sở để kết nối chuyển giao như giống bò BBB, nhãn chín muộn, gà mía Sơn Tây...
Bên cạnh các chương trình đoàn đi nhằm hợp tác chặt chẽ với các tỉnh, thành phố, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các bộ phận làm công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp của các địa phương đã khảo sát kênh phân phối nông sản thực phẩm tại Hà Nội.
Hiện đã có 3 DN của Hà Nội kết nối với 6 cơ sở SX của các tỉnh để cung cấp tiêu thụ hàng nông sản qua kênh phân phối tại Thủ đô.
Nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn trong tiến trình hội nhập quốc tế và đưa ra những giải pháp đối với ngành nông nghiệp, từ ngày 28 - 29/5/2015, hội thảo “Hội nhập quốc tế, cơ hội và thách thức đối với ngành nông nghiệp” đã được tổ chức thành công.
Đây là hội thảo được đánh giá là có tính mới và sáng tạo, được đông đảo nhà khoa học, nhà quản lý, DN, người SX, người tiêu dùng quan tâm.
Hội thảo đã kết nối nhiều DN, cơ sở SX của Hà Nội với 17 tỉnh, thành phố để tiêu thụ nhiều sản phẩm như na Lạng Sơn, cam Hàm Yên, miến dong Bắc Kạn, chả mực Hạ Long, gạo Bao Thai, cá thu, mực ống, chè Thái Nguyên, nhãn muộn Hoài Đức, rau an toàn Chúc Sơn…
Để giới thiệu các sản phẩm có thế mạnh, Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã tổ chức tham gia gian hàng tại các kỳ hội chợ do các tỉnh, thành phố tổ chức như: Hội chợ - Triển lãm giống nông nghiệp TP.HCM lần III năm 2015 diễn ra tại TP.HCM, ngày 26 - 29/6/2015; Hội chợ Công thương khu vực Bắc Trung bộ - Nhịp cầu xuyên Á Quảng Trị 2015 diễn ra tại TP Đông Hà, Quảng Trị ngày 8 - 14/7/2015.
Tham gia đoàn hội chợ có 12 DN hoạt động trong lĩnh vực SXKD giống cây trồng, vật nuôi. Đây là dịp để Hà Nội giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, tiến bộ kỹ thuật mới đến đông đảo người SX, doanh nghiệp trong cả nước.
Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội còn đóng vai trò làm đầu mối cung cấp thông tin, kết nối DN và người SX thông qua bộ thông tin dữ liệu tổng hợp về tiềm năng cơ hội hợp tác của Hà Nội và các tỉnh thành; danh sách các cơ sở SX, DN tiềm năng, sản phẩm an toàn đặc trưng vùng miền, hệ thống cửa hàng phân phối, nhu cầu hợp tác...
Từ đó cung cấp thông tin cho các cơ sở SX và DN của Hà Nội và các tỉnh, thành phố làm cơ sở liên kết hợp tác đầu tư.
Thực hiện công tác tuyên truyền quảng bá thông qua việc phối hợp với các đơn vị đài, báo từ trung ương đến địa phương, qua bản tin xúc tiến thương mại nông nghiệp, trang web, các hoạt động XTTM nông nghiệp.
Chương trình hợp tác phát triển nông nghiệp nông thôn giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được thực hiện từ năm 2010. Tuy nhiên việc hợp tác trong lĩnh vực XTTM nông nghiệp mới chính thức được thực hiện từ năm 2015.
Đây là lĩnh vực mới với nhiều khó khăn như cơ chế, chính sách hỗ trợ XTTM nông nghiệp chưa đủ mạnh để khích lệ DN quan tâm đầu tư... song bước đầu Trung tâm XTTM nông nghiệp Hà Nội đã khẳng định vai trò cầu nối liên kết, từng bước tạo niềm tin cho DN và người SX.
Có thể bạn quan tâm

Theo Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 5, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là trên 12.070 ha, bằng 54% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 2,22% tổng diện tích nuôi tôm của cả nước. Trong đó, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên 6.936 ha, bằng 45% so với cùng kỳ năm 2014; không xác định nguyên nhân 1.012 ha, còn lại là do biến đổi môi trường, thời tiết.

Trong nửa tháng qua, giá tôm nước lợ (tôm sú và thẻ chân trắng) tại các vùng nuôi tôm phía Đông của tỉnh Tiền Giang tăng cao từ 13.000 - 20.000 đồng/kg, nông dân nuôi tôm rất phấn khởi. Mặt khác, thời tiết trong những ngày gần đây bắt đầu dịu trở lại do tác động của những cơn mưa lớn, nên người dân tiến hành thả giống cho vụ nuôi mới.

Hiện nay, hầu hết các loài cá có giá trị cao trong vùng đặc quyền kinh tế của việt nam đã bị khai thác quá mức, nhưng riêng loài cá ngừ đại dương lại vẫn còn tiềm năng rất lớn. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa biết tận dụng tiềm năng này. Để cá ngừ đại dương thực sự “bơi” xa hơn nữa, chúng ta cần thay đổi cách làm truyền thống từ trước tới nay.

Khu vực các cửa sông thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau là nơi sinh sản của nhiều loại thủy sản có giá trị cao như cua biển và cá kèo. Tuy nhiên, do nạn khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên, khiến nguồn lợi thủy sản tại đây đang có nguy cơ cạn kiệt.

Theo ngành Nông nghiệp, hiện nay, ngoài các đối tượng nuôi như tôm, cua, cá kèo… người dân cũng có thể nuôi Artermia trên đồng muối. Ở nhiều địa phương, mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao.