Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ảm đạm thị trường cá tra giống

Ảm đạm thị trường cá tra giống
Ngày đăng: 05/08/2015

Huyện Hồng Ngự có vùng ương nuôi cá tra giống lớn nhất tỉnh Đồng Tháp, trong đó tập trung chủ yếu ở xã Phú Thuận B, với 50 cơ sở sản xuất cá tra giống nhân tạo, cung ứng ra thị trường khoảng 50 tỷ cá tra bột và gần 150 triệu cá giống các loại mỗi năm.

Ương nuôi cá tra giống là một trong những thế mạnh của xã Phú Thuận B. Gần đây, người nuôi cá tích cực tiếp cận khoa học công nghệ mới nên trình độ sản xuất giống đã nâng lên, luôn đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, do việc tiêu thụ khó khăn và giá cá tra giống thấp như hiện nay nên nhiều cơ sở sản xuất cầm chừng.

Ông Nguyễn Văn Lo, ấp Phú Lợi B, xã Phú Thuận B đã có hơn 7 năm kinh nghiệm sản xuất cá giống cho biết: “Khoảng 5 năm trước giá cá tra giống tăng mạnh và ở mức cao nên nhiều cơ sở trên địa bàn ăn nên làm ra. 2 năm trở lại đây chỉ sản xuất để có tiền mua thức ăn cho đàn cá giống mới, nhiều lúc giá cá giảm gây thua lỗ”.

Toàn xã Phú Thuận B có hơn 1.450 ao nuôi thủy sản, với tổng diện tích hơn 220 ha. Song hiện nay hoạt động sản xuất cá tra giống rất ảm đạm.

Ông Phạm Văn Đủ, ấp Phú Lợi A, xã Phú Thuận B, chia sẻ: "Cơ sở của tôi có hơn 500 con cá giống bố mẹ, 30 - 45 ngày mới xuất được một mẻ cá bột. Hiện nhiều lúc không xuất được do người dân không nuôi nữa hoặc chuyển sang nuôi loài cá khác.

Giá cá giống 2 năm nay luôn ở mức thấp nên tôi chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. Để tồn tại tôi phải nuôi thêm cá hương (loại cá giống từ 1 đến 3 tháng tuổi), song thu nhập cũng không khả quan lắm".

Theo các cơ sở nuôi cá giống, hiện giá cá hương loại 2.000 con/kg giá 40 - 45đ/con; cá loại 1.000 con/kg giá 70 - 80đ/con. Với giá này người nuôi không có lợi nhuận hoặc có thể lỗ do cá bố mẹ, thức ăn, thuốc thú y tăng cao.

Ông Trương Văn Điền, GĐ HTX Thủy sản xã Phú Thuận B cho biết: “Thị trường cá tra giống chưa khởi sắc do giá cá tra thương phẩm giảm, người nuôi thua lỗ nặng nên số lượng treo ao ngày càng nhiều.

Hiện HTX chủ yếu cung ứng bao bì sản phẩm, thuốc thủy sản HCG (kích dục tố)..., còn lĩnh vực SX cá tra giống chưa mở rộng nhiều. Hướng tới HTX sẽ liên kết tìm kiếm thị trường tiêu thụ cá tra giống”.

Giá cá tra giống giảm mạnh do thị trường cá tra nguyên liệu giảm

Ông Nguyễn Văn Mẫn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết: Khoảng 2 năm gần đây số hộ hạn chế diện tích hoặc bỏ nghề SX cá tra giống chiếm gần một nửa. Nguyên nhân do tỷ lệ hao hụt quá nhiều, chiếm đến 40 - 50%, giá bán ra cũng giảm mạnh.

Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, cho biết: Nguyên nhân khiến cá tra giống giảm mạnh trong thời gian qua là do thị trường XK cá tra những tháng đầu năm gặp khó khăn (giá cá nguyên liệu giảm xuống 21.500 – 22.000đ/kg), từ đó người nuôi không dám mạo hiểm thả giống tiếp, kéo theo giá cá tra giống giảm mạnh.

Hiện toàn tỉnh có 88 cơ sở sản xuất cá tra bột và nhân giống cá tra, nhiều nhất là các huyện Hồng Ngự, Châu Thành và Cao Lãnh, cung cấp hơn 8 tỷ con/năm.

Tại An Giang tình hình cũng không sáng sủa hơn. Toàn tỉnh hiện có 23 cơ sở sản xuất cá tra bột với tổng đàn cá tra bố mẹ khoảng 57.000 con, đủ cung cấp cho nhu cầu ương nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Thời điểm đầu năm 2012, giá cá tra giống (loại 35 - 40 con/kg), dao động trong khoảng 1.000 - 1.400đ/con, nay giảm xuống chỉ còn 600 - 700đ/con, tương đương với khoảng 20.000đ/kg. Trong khi đó, để sản xuất được 1 kg cá tra giống người nuôi phải đầu tư nhiều khoản như: Tiền thức ăn, thuốc thú y thủy sản, tiền cải tạo ao và các chi phí khác..., tính ra khoảng 20.000 - 22.000đ/kg (chưa kể công).

Với giá bán cá tra giống hiện nay, người ương cá tra giống lỗ từ 3.000 - 5.000đ/kg. Với năng suất bình quân đạt 1 - 2 tấn cá giống/công, tính ra người ương cá tra giống lỗ từ 3 - 10 triệu đồng/công.


Có thể bạn quan tâm

Đưa Giống Cá “Dễ Nuôi, Ít Bệnh, Mau Lớn” Về Tánh Linh (Bình Thuận) Đưa Giống Cá “Dễ Nuôi, Ít Bệnh, Mau Lớn” Về Tánh Linh (Bình Thuận)

Do đó, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng Tánh Linh đã triển khai xây dựng mô hình nuôi cá đầu vuông trên địa bàn huyện.

14/07/2014
Thoát Nghèo Từ Con Chim Cút Thoát Nghèo Từ Con Chim Cút

Nuôi chim cút ấp trứng không chỉ giúp gia đình chị Phạm Thị Kim Điệp (ấp Phước Tân 2, xã Tân Hưng, TP.Bà Rịa) thoát nghèo mà còn vươn lên làm, giàu, trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.

20/06/2014
An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).

14/07/2014
Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công Tri Tôn (An Giang) Trồng Đậu Nành Trên Đất Lúa, Lợi Nhuận 1,7 Triệu Đồng/công

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

21/06/2014
Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre Thách Thức Với Nghề Trồng Ca Cao Ở Bến Tre

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

18/11/2013