Bông điên điển hút hàng

Bông điên điển được xem là loại đặc sản sạch ở ĐBSCL, được nhiều người ưa thích. Trước đây để thưởng thức các món ăn từ bông điển điển phải đợi đến mùa lũ, nhưng hiện nay người dân đã trồng được điên điển.
Chị Nguyễn Thị Đầm, ở ấp Bình Hòa Trung, xã Thường Thới Hậu A, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), trồng hơn 50 gốc điên điển cho biết: Sau 3 tháng trồng có thể thu hoạch và kéo dài khoảng 4 - 5 tháng, những lúc thu hoạch rộ đạt từ 4 - 5kg/ngày. Hiện nay thương lái thu mua điên điển tại ruộng giá 30.000đ/kg, giá bán lẻ tại các chợ lên tới 50.000 - 60.000đ/kg nhưng vẫn luôn hút hàng.
Điên điển là loại dễ trồng, không phân thuốc, không tốn công chăm sóc và cho thu nhập khá nên nhiều người dân trồng trong mùa khô để bán giá cao gấp 3-4 lần so với mùa lũ (khoảng tháng 9 - 10).
Có thể bạn quan tâm

Ít ai ngờ giữa cánh đồng nắng cháy ở thôn Hiệp Thanh, xã Cam Thịnh Đông (TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) lại có một cơ sở nuôi chim bồ câu với số lượng hơn 2.000 con. Chủ nhân của cơ sở này mỗi tháng thu nhập vài chục triệu đồng mà không cần tốn nhiều công sức…

Trong khi nhiều địa phương đang lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì mang lại giá trị kinh tế cao thì phường Hương Vân, TX Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã “mặc định” mô hình nuôi heo là hướng làm giàu cho người dân địa phương.

Cần cù, chịu khó, ham học hỏi và biết cách ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi là bí quyết thành công của chị Nguyễn Thị Yến ở xã An Điền, TX.Bến Cát, tỉnh Bình Dương trong việc xây dựng mô hình chăn nuôi kết hợp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa rà soát, kiểm tra các cá nhân, tập thể, hộ gia đình có trang trại động vật hoang dã trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã cấp giấy phép chứng nhận đăng ký nuôi cho 470 trang trại với 15.615 cá thể động vật hoang dã.

Hàng loạt dự án nuôi tôm có quy mô lớn nhất nước tại tỉnh Hà Tĩnh chính thức phá sản vì “tỉnh không có đủ nguồn nhân lực”.