Cảnh Báo Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Sau khi Tổng cục Thủy sản có báo cáo đánh giá sự ảnh hưởng của việc nuôi loại tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt tại một số tỉnh, thành phía Nam.
Ngày 2/6, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có văn bản gửi các tỉnh, thành trong cả nước để cảnh báo việc nuôi loại tôm này trong vùng nước ngọt.
Văn bản nhấn mạnh việc nuôi loại tôm này có tác động rất lớn đối với môi trường và đa dạng sinh học. Đặc biệt là ảnh hưởng đến sự sụt lún đất trong khu vực, gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh. Ngoài ra, năng suất nuôi loại tôm này ở vùng nước ngọt kém hơn vùng nước lợ và việc nuôi như vậy có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Thứ trưởng Tám đề nghị tăng cường kiểm tra. Theo đó, đối với những trường hợp trót nuôi thả thì sau khi thu hoạch không để nuôi thả trở lại, không để phát sinh thêm trường hợp nuôi mới…
Có thể bạn quan tâm

Dù diện tích trồng lúa giảm nhưng ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ 200.000 - 250.000 ha, sử dụng các giống thích hợp với thị trường xuất khẩu.

Nông dân khấp khởi thu hoạch mía những mong bù đắp phần nào thiệt hại do mưa lũ gây ra. Vậy mà, người trồng mía trong tỉnh Quảng Ngãi lại thiếu phấn khởi vì mất “kép": Giá trượt, sản lượng giảm.

Nhiều DN sữa tại Việt Nam đang hướng tới phân khúc sữa tươi, hiện mới chiếm 30% tổng thị trường sữa nước, đạt mức 200.000 tấn, trị giá 6.000 tỷ đồng trong năm 2013. Nhưng đây cũng là phân khúc kén nhà đầu tư từ phát triển vùng nguyên liệu, đến công nghệ chế biến.

Giá heo hơi, gà công nghiệp đang tăng, giá thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm là những điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Tuy nhiên, bà con hiện vẫn rất thiếu vốn để tái sản xuất.

Toàn tỉnh Bạc Liêu có 18/34 xã, phường, thị trấn thực hiện khai báo thả giống và thiệt hại trong nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh (TC-BTC).