Tạo Điều Kiện Thu Mua Hết Sữa Tươi Cho Nông Dân

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.
Theo đó, Cục yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi bò sữa và thu mua sữa tươi nguyên liệu của các DN đối với người chăn nuôi bò sữa trên địa bàn. Đồng thời, chủ động xây dựng chuỗi liên kết trong chăn nuôi bò sữa, từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, làm việc với các DN thu mua, chế biến sữa để tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục và tạo cơ chế cho các DN thu mua, chế biến sữa bao tiêu hết lượng sữa tươi nguyên liệu cho người chăn nuôi.
Cục Chăn nuôi cũng lưu ý, Sở NN&PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người chăn nuôi bò sữa ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các DN thu mua, chế biến sữa trước khi tổ chức chăn nuôi bò sữa. Đồng thời khuyến cáo người chăn nuôi phải thực hiện đúng hợp đồng cung cấp sữa tươi với doanh nghiệp.
Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm, Cục đã có văn bản đề nghị các công ty thu mua và chế biến sữa tươi chia sẻ với người chăn nuôi về những khó khăn hiện tại, thực hiện tốt thỏa thuận giữa công ty với người chăn nuôi. Bên cạnh đó, chỉ đạo các hệ thống, điểm thu mua thuộc công ty quản lý từ thủ tục, quy trình, lấy mẫu kiểm tra để tạo điều kiện thu mua hết lượng sữa tươi sản xuất ra hàng ngày.
Cục Chăn nuôi cũng đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, TP cung cấp kịp thời thông tin về giá thu mua sữa tại địa phương và khu vực lân cận, giá con giống bò sữa và giá thức ăn chăn nuôi cho người chăn nuôi bò sữa tại địa phương.
Như báo Kinh tế & Đô thị đã đưa tin, thời gian qua nhiều người chăn nuôi bò sữa tại các xã Phù Đổng, Trung Mầu, Dương Hà, huyện Gia Lâm đứng ngồi không yên vì không tiêu thụ hết lượng sữa sản xuất ra hàng ngày. Nhiều hộ chăn nuôi đang phải bù lỗ vì không bán được sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Anh Phạm Hoàng Khanh, Cán bộ Bảo vệ thực vật thị trấn Long Mỹ, thông tin: Ngoài tập trung đầu tư hạ tầng đê bao đồng bộ thì công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân cũng được lực lượng chuyên môn thị trấn, huyện, cùng các doanh nghiệp tham gia thực hiện mạnh mẽ.

Trong vài năm trở lại đây, ngoài trái bưởi Năm Roi thương phẩm thì Câu lạc bộ (CLB) khuyến nông ấp Phú Trí A, xã Phú Tân, huyện Châu Thành đã tạo dáng cho trái bưởi có giá trị cao gấp nhiều lần so với bưởi thường. Và giờ đây, cũng từ việc tạo dáng, các thành viên CLB cho ra thị trường loại sản phẩm mới là trái đào tiên hồ lô vào dịp Tết Nguyên đán năm nay.

Hiện nay một số loại rau màu vụ đông trồng sớm, có thời gian sinh trưởng ngắn như: bí xanh, dưa chuột bao tử, su hào, cải bắp, súp lơ, cà chua… đang cho thu hoạch. Bí xanh được bán với giá 4.500-5.000 đồng/kg; dưa chuột xuất khẩu giá 5.000-7.000 đồng/kg; cải bắp giá 5.000-6.000 đồng/cây; su hào 3.000-4.000 đồng/củ; cà chua 6.000-7.000 đồng/kg… cho thu nhập cao hơn, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn so với chính vụ.

Bằng Giã là một trong những xã có diện tích mặt nước lớn của huyện Hạ Hoà, rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản. Xã có 12 khu dân cư, với tổng diện tích tự nhiên là 840ha, trong đó diện tích mặt nước 154ha. Hệ thống đầm, hồ ở đây rất phong phú, đa dạng lại ở sát bờ sông Thao và ngòi Lao nên có thế mạnh để phát triển thuỷ sản đa dạng.

Bệnh nhiệt thán hay còn gọi là bệnh than là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và người. Từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn một số tỉnh miền núi phía Bắc (Lai Châu, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang…) đã xảy ra nhiều ổ bệnh nhiệt thán ở gia súc và lây sang người.