Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá chết hàng loạt khi vào mùa thu hoạch, dân nghèo khóc ngất

Cá chết hàng loạt khi vào mùa thu hoạch, dân nghèo khóc ngất
Ngày đăng: 22/09/2015

“Ăn nằm ngoài sông suốt 7 tháng trời, vớt bèo, cho cá ăn, thay lưới. Bao nhiêu tâm sức, vốn liếng dồn vào đó, nay bỗng trắng tay rồi các chú ơi…”, ông Võ Viết Lượng, thôn Vĩnh Phú bật khóc. 

Ông Lượng cùng con cái bỏ ra hơn 300 triệu đồng để nuôi 4 lồng cá. Nếu như tính toán ban đầu cá không bị sự cố, cha con ông Lượng thu về hàng trăm triệu đồng. Nay cả nhà đang chạy vạy khắp nơi để bán rẻ cá cho dân buôn. 

Cùng cảnh ngộ như ông Lượng, anh Trương Quang Dần thiệt hại gần như trắng tay. “Nhà nghèo, thấy vợ con vất vả tôi bàn bạc với gia đình đầu tư nuôi cá, ai ngờ ra nông nỗi này. Hiện gia đình đang nợ ngân hàng, người thân gần 100 triệu đồng”, anh Dần buồn bã nói.

Cá chết khi vào mùa thu hoạch, người dân nghèo Hộ Độ trắng tay.  

Theo thống kê, đến thời điểm này có 30 hộ nuôi cá chết trắng hoàn toàn, còn 32 hộ khác cá đang chết dần, khả năng vớt vát là không cao. 

Để nuôi một lồng bè cá chẽm, mỗi hộ dân phải bỏ ra hơn 100 triệu đồng chưa tính công, nhiều hộ đầu tư 4 lồng bè. “Bình thường cá chẽm bán ra thị trường với giá 70.000 đến 100.000 đồng/kg. Nay bán ra 25.000 đồng/kg mà không có khách”, một hộ nuôi cho biết. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cá chẽm chết hàng loạt được người dân cho biết, do đợt mưa lớn vừa rồi, đơn vị quản lý cống Đò Điệm (cách khoảng vài km) xả nước không thông báo cho người dân. 

“Nước lũ xả quá lớn làm độ mặn vị giảm xuống gây sốc cho cá. Ngoài ra khi xả lũ, nước bẩn, cây cối, bèo trôi vào quấn chặt lồng bè ảnh hưởng đến môi trường sống của cá”, ông Dần nói. 

Ông Phan Đình Hinh, chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết, giải pháp tình thế vận động người dân kêu gọi dân buôn bán cá khẩn trương.

“UBND xã Hộ Độ đã kiến nghị lên huyện, tỉnh nhờ được giúp đỡ và giải quyết vấn đề xả nước cống Đò Điệm không thông báo cho  người dân”, ông Hinh nói.


Có thể bạn quan tâm

Không Nâng Chất Lượng, Cá Ngừ Rất Khó Đi Nhật Không Nâng Chất Lượng, Cá Ngừ Rất Khó Đi Nhật

Để có sự kiện này, lãnh đạo tỉnh Bình Định, ngành chức năng và trực tiếp là Cty BIDIFISCO đã mất nhiều thời gian, công sức, dồn mọi nỗ lực từ việc xúc tiến thương mại đến công tác vận động ngư dân thay đổi kỹ thuật đánh bắt, bảo quản cá ngừ…nhưng kết quả mang lại không như mong đợi.

06/10/2014
Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối

Những năm qua, diêm dân ở phường Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) không chỉ độc canh làm muối mà còn luân canh nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng trên ruộng muối khi vụ muối kết thúc…

06/10/2014
Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất Kiên Quyết Ngăn Chặn Buôn Bán Và Chế Biến Tôm Có Tạp Chất

Chiều ngày 3/10, Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau chủ trì làm việc với 3 tỉnh: Bạc Liêu, Kiên Giang và Sóc Trăng để bàn bạc kế hoạch thực hiện Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm có chứa tạp chất.

06/10/2014
Bình Định Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014 Lại Điệp Khúc “Được Mùa, Rớt Giá” Bình Định Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014 Lại Điệp Khúc “Được Mùa, Rớt Giá”

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Định có 2.180 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, thực hiện mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên hầu hết các địa phương đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh, năng suất tôm đạt khá. Tuy nhiên, do giá tôm thường xuyên nằm ở mức thấp làm cho thu nhập của người nuôi tôm giảm sút.

06/10/2014
HTX Rau An Toàn Gò Công Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu HTX Rau An Toàn Gò Công Từng Bước Khẳng Định Thương Hiệu

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (TX. Gò Công) được thành lập ngày 21-8-2006, hoạt động chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Đến nay, HTX đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu của mình, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

07/10/2014