Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cá cảnh Việt Nam chưa thể vượt vũ môn

Cá cảnh Việt Nam chưa thể vượt vũ môn
Ngày đăng: 26/11/2015

Trung tâm cá cảnh cả nước

Theo Cục Thống kê TP.HCM, sản lượng cá cảnh toàn thành phố năm 2014 đạt 90 triệu con, năm nay ước đạt 120 triệu con.

Giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 10 - 12 triệu USD.

Nếu năm 2003, toàn thành phố có 150 cơ sở sản xuất cá cảnh thì đến tháng 11.2015, con số này đã tăng lên 215 cơ sở, tập trung ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi...

Ông Trần Văn Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM nhận định, khí hậu nhiệt đới của TP.HCM thích hợp phát triển nhiều loài cá cảnh, có thể sản xuất được nhiều loài và sản xuất được quanh năm.

Hiện tại, hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam.

Ngoài ra, theo ông Sơn, với vị trí là trung tâm kinh tế năng động, TP.HCM còn có lợi thế trong việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cá cảnh.

Đây cũng là nơi tập trung đông nghệ nhân nhiều kinh nghiệm, chủ động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh và yêu nghề…

Người nuôi vẫn tự mò mẫm

Mặc dù hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng sản xuất, kinh doanh cá cảnh ở TP.HCM vẫn mang tính tự phát, hầu hết có quy mô nhỏ lẻ nên không đáp ứng được các đơn hàng số lượng lớn.

Bên cạnh đó, một số cơ sở xuất khẩu cá cảnh biển còn bị động do phụ thuộc lớn vào việc thu gom của ngư dân...

Ông Lê Hữu Thiện – Tổng Giám đốc Công ty CP Sinh vật cảnh Thiên Đức (huyện Củ Chi) cho rằng, hiện tại, người nuôi cá cảnh ở TP.HCM gần như phải tự mò mẫm để đối phó với bệnh dịch và các vấn đề về bệnh học khác khi nuôi cá.

Do đó, việc phòng, trị bệnh cho cá gặp nhiều khó khăn.

Ông Thiện cho rằng cần thành lập một trung tâm hoặc địa chỉ chính thống, tập hợp những nhà chuyên môn về cá cảnh, chuyên nghiên cứu, hỗ trợ nông dân khi gặp các vấn đề bệnh dịch… Ngoài ra, cũng cần hỗ trợ phát triển các sản phẩm phụ kiện như hồ cá, máy lọc nước, rong, tảo...

Hiện nay những sản phẩm này đều phải nhập khẩu do việc sản xuất trong nước rất hạn chế.

Ông Trần Đình Vĩnh – Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM cho biết, cần chú trọng bảo tồn nguồn gen cá cảnh, trên cơ sở đó lai tạo ra các giống mới, giúp đa dạng hóa chủng loại, đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Hiện thành phố đã đề xuất hình thành trung tâm giao dịch cá cảnh tại chợ Bình Điền và siêu thị cá cảnh từ 2 chợ cá cảnh hiện nay là khu vực đường Nguyễn Thông - Lý Chính Thắng (quận 3) và đường Lưu Xuân Tín (quận 5).

Đồng thời có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất tại các huyện có tiềm năng như Củ Chi, Hóc Môn; cũng như tổ chức triển lãm quốc tế cá cảnh trong năm 2016” - ông Vĩnh cho biết.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM, cá cảnh ở TP.HCM đã được xuất khẩu tới khoảng 45 quốc gia.

Trong đó, châu Âu chiếm 70%, châu Mỹ và châu Á chiếm 30%.

Doanh số bình quân hằng năm mỗi hộ sản xuất, kinh doanh cá cảnh đạt từ 80 - 100 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường

29/04/2011
Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ Cấp Bách Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nước Lợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, không chỉ ở các tỉnh ĐBSCL mà tình trạng tôm chết hàng loạt bởi hoại tử gan tụy cũng đã xuất hiện tại một số tỉnh ven biển miền Trung và miền Bắc như Hải Phòng, Nghệ An và Phú Yên.

06/06/2012
Nuôi Cá Sặc Rằn Cho Thu Nhập Cao Nuôi Cá Sặc Rằn Cho Thu Nhập Cao

Mô hình nuôi cá sặc rằn dễ áp dụng, ít tốn kém chi phí, đầu ra ổn định và cho thu nhập cao. Hiện mô hình này đang được người dân xã Mỹ Trà nhân rộng, trong đó có hộ ông Đào Duy Linh (ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).

24/06/2012
Khó Khăn Bủa Vây Nông Dân Khó Khăn Bủa Vây Nông Dân

Thời gian gần đây, giá các loại mặt hàng nông sản liên tục giảm đã làm cho nhiều nông dân lo lắng. Họ lo lắng vì vừa thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh, vừa bị tồn kho sản phẩm. Hàng hóa làm ra nhiều, giá rẻ nhưng vẫn không bán được và không biết đến bao giờ tình trạng này mới

24/06/2012
Người Chăn Nuôi Cần “Phao” Hỗ Trợ Người Chăn Nuôi Cần “Phao” Hỗ Trợ

Ngoài việc người nuôi heo ở các tỉnh Đông Nam Bộ gặp khó khăn, hàng triệu hộ chăn nuôi gia cầm ở các khu vực khác cũng đang rơi vào cảnh điêu đứng vì giá cả xuống thấp, dịch bệnh liên miên.

10/06/2012