Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Quản Lý Chất Lượng Tôm Giống

Từ đầu năm 2011 đến nay, tỉnh Cà Mau đã đề xuất, ban hành nhiều giải pháp nhằm phát triển, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi, đề ra các biện pháp về công tác quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản, vùng nuôi tôm thâm canh, nuôi tôm kết hợp trồng lúa, nuôi tôm sinh thái, quy hoạch nuôi tôm gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm, nhất là hệ thống thủy lợi, điện cho các vùng nuôi tôm công nghiệp. Đẩy mạnh chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý và chăm sóc tôm nuôi. Xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm để trình diễn, nhân rộng các mô hình nuôi tôm có hiệu quả. Tuy nhiên, để các biện pháp đó phát huy hiệu quả thì việc quản lý chất lượng tôm giống – một trong những yếu tố để tăng năng suất tôm nuôi cũng được tỉnh Cà Mau quan tâm.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Giám đốc Sở NN&PTNT tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có liên quan thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý chất lượng tôm giống theo đúng các quy định, văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh; kiên quyết tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Rà soát, bố trí công chức, viên chức có tâm huyết, công tâm trong công việc tham gia trực tiếp các hoạt động kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, thanh tra và xử lý các vi phạm trong quản lý tôm giống.
Các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan báo, đài trong tỉnh tích cực tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất để sản xuất tôm giống bảo đảm chất lượng; thực hiện tốt các quy định của Nhà nước trong quản lý chất lượng tôm giống, tự giác tiêu hủy tôm giống bị nhiễm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy. Kịp thời phát hiện, tuyên dương các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt và phê phán mạnh mẽ các trường hợp vi phạm trong công tác quản lý chất lượng tôm giống.
Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 18/12/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng giống thủy sản.
Cà Mau tăng cường công tác kiểm tra, quản lý chất lượng tôm giống, tôm bố mẹ để sinh sản nhân tạo; giám sát, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải tuân thủ đúng quy định kết hợp xử lý nghiêm như: rút giấy phép hoạt động, tiêu hủy tôm mang mầm bệnh, không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tỉnh chỉ đạo cho Sở Công an phối hợp với các sở ngành hữu quan và huyện, thành phố xây dựng kế hoạch, ký kết thỏa thuận thực hiện kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, cá chim vây vàng giống (cỡ 3-3,5 cm) có giá nhập khẩu rất cao (từ 4.000-5.000 đồng/con). Việc vận chuyển cá giống với quãng đường xa, thời gian vận chuyển kéo dài đã khiến cá suy yếu, tỷ lệ sống thấp.

Chiều 18-4, các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu ở Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ… thu mua cá tra loại 1 với giá 25.000 - 25.500 đồng/kg, mức giá đảm bảo cho người nuôi lời khoảng 2.000 đồng/kg sau khi trừ chi phí. Dù giá cá tăng cao nhưng người nuôi ở ĐBSCL trúng giá đợt này không còn cá để bán.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất giống hàng năm của trại lên 1.025 triệu cá bột các loại, 16 triệu cá hương, 20 triệu cá giống các loại và 1,320 triệu con giống tôm càng xanh nhằm đáp ứng 50% cá bột và 10% con giống thủy sản nhu cầu giống trong tỉnh và các vùng lân cận đạt tiêu chuẩn trại thủy sản cấp I

Ngày 18-4, tại Nam Định, Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Sông Đào (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy-SBIC) đã bàn giao chiếc tàu đánh cá vỏ thép lưới rê số 2-thiết kế V011 cho ngư dân Trần Văn Châu (huyện Hải Hậu-Nam Định).

“Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả nghề nuôi trồng thủy sản lồng bè của xã Long Sơn” - đó là tên cuộc hội thảo diễn ra sáng 18-4, do Sở NN-PTNT phối hợp với UBND TP. Vũng Tàu tổ chức. Hội thảo đã thu hút 60 hộ dân nuôi cá lồng bè ở xã Long Sơn cùng đại diện một số sở, ngành và UBND TP. Vũng Tàu.