Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khó Khăn Bủa Vây Nông Dân

Khó Khăn Bủa Vây Nông Dân
Ngày đăng: 24/06/2012

Thời gian gần đây, giá các loại mặt hàng nông sản liên tục giảm đã làm cho nhiều nông dân lo lắng. Họ lo lắng vì vừa thua lỗ trong sản xuất, kinh doanh, vừa bị tồn kho sản phẩm. Hàng hóa làm ra nhiều, giá rẻ nhưng vẫn không bán được và không biết đến bao giờ tình trạng này mới chấm dứt!

Giá cao su giảm mạnh

Đầu mùa cạo 2012, nhiều người trồng cao su (CS) dự đoán giá bán mủ CS sẽ thấp hơn so với mùa cạo năm 2011 và thực tế giá mua mủ CS vẫn duy trì ở mức 650 - 670 đồng/độ. Tuy nhiên, sau khoảng hơn 1 tháng chính thức bước vào mùa cạo đến nay, người trồng CS tỏ ra khá lo lắng khi giá bán mủ liên tục giảm và chưa có điểm dừng. Hiện giá mủ CS chỉ còn từ

500 - 510 đồng/độ. Ông Phạm Văn Tâm, ngụ xã Minh Tân, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Chuyện giá CS lên xuống đối với người nông dân chúng tôi trong thời gian qua không còn là chuyện bất ngờ. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay giá mủ chỉ thấy giảm mà không tăng cũng đã làm cho chúng tôi lo lắng. Chi phí đầu tư bỏ ra cho vườn CS là khá lớn, nếu giá mủ còn giảm nữa thì mùa cạo năm nay nông dân chúng tôi cầm chắc thua lỗ”.

Không riêng gì ông Tâm, nhiều nông dân trồng CS tại các địa phương khác cũng đều tỏ ra lo lắng khi giá mủ liên tục sụt giảm và tận dụng cơ hội này để “trẻ hóa” vườn cây của gia đình. Anh Cường, ngụ xã Tân Hưng, huyện Bến Cát, cho biết: “Giá mủ CS năm vừa qua tuy có giảm nhưng vẫn còn đứng ở mức “kiếm ăn được” nên mặc dù vườn cây gia đình tôi đã bắt đầu có dấu hiệu giảm năng suất nhưng tôi vẫn chưa muốn thanh lý vườn cây để trồng lại. Bước vào mùa cạo năm nay, tôi thực hiện cạo đục để tận thu, nhưng với tình hình giá mủ hiện nay tôi quyết định thanh lý vườn cây”.

Sự lo lắng của người trồng CS khi giá mủ xuống thấp là điều dễ hiểu, bởi suốt một thời gian khá dài họ đã quen với việc bán mủ giá cao nên khi giá mủ giảm trong một thời gian dài làm cho nhiều người cảm thấy “mất thăng bằng”. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với giá bán mủ các năm trước đây thì giá mủ hiện nay vẫn là mức khá cao và vẫn mang lại nguồn lợi đáng kể cho người trồng CS. Đây cũng là cơ hội để những nông dân có vườn cây già cỗi tiến hành “trẻ hóa” vườn cây, chờ đón thời cơ một chu trình mới.

Heo, gà mất giá!

Cũng như trồng trọt, người chăn nuôi thời gian gần đây cũng chịu thiệt hại nặng nề do giá sản phẩm chăn nuôi liên tục giảm và kéo dài. Những người nuôi càng nhiều thì thiệt hại càng nặng. Hiện giá heo hơi chỉ còn duy trì ở mức trên dưới 40.000 đồng/kg, thấp hơn rất nhiều so với mức giá 50.000 - 55.000 đồng/kg thời điểm đầu năm. Giá heo hơi giảm mạnh trong một thời gian dài là do tác động tiêu cực từ thông tin sử dụng hóa chất tạo nạc trong chăn nuôi gây ra. Thị trường tiêu thụ thịt heo giảm mạnh đã làm cho thịt heo mất giá một cách nhanh chóng.

Không riêng con heo, mà người chăn nuôi gà cũng chung số phận khi giá chỉ còn 29.000 - 30.000 đồng/kg đối với gà trắng và 37.000 - 38.000 đồng/kg đối với gà tam hoàng. Cũng như con heo, giá gà giảm mạnh là do sức mua của thị trường yếu. Có thể nói, hiện người chăn nuôi đang nằm trong tâm “bão” thị trường. Đó là chưa kể khó khăn do giá đầu vào cao và dịch bệnh đe dọa. Ông Phùng Văn Thức, chủ trại heo tại xã Tam Lập, huyện Phú Giáo, cho biết thông tin về việc sử dụng hóa chất cấm đã làm cho những người chăn nuôi chân chính như gia đình ông thiệt hại nặng nề. “Để có thể tiếp tục duy trì chăn nuôi, gia đình tôi phải vay tiền từ ngân hàng và trông chờ thịt heo tăng giá trở lại trong thời gian tới. Nếu giá thịt heo tiếp tục đứng ở mức thấp thêm một thời gian nữa thì không phải tôi mà nhiều người khác cũng đành treo chuồng chứ nuôi sao nổi!”, ông Thức cho biết.

Không như lĩnh vực trồng trọt, nhiều người nuôi heo, gà trên địa bàn tỉnh đang trong tình thế tiến thoái lưỡng nan. Một số người cố gắng tìm cách duy trì bầy đàn để chờ giá, nhưng không ít người đã phải dừng cuộc chơi vì thua lỗ và thông tin dịch bệnh đang xuất hiện. Vì vậy, đối với những người đang cầm cự, để có thể thắng lớn khi giá tăng cao trở lại do cầu vượt cung, cần đề phòng dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đang nuôi. Để cứu người chăn nuôi, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, các cơ quan hữu quan ngoài việc thông tin về các trường hợp sử dụng hóa chất cấm trong chăn nuôi cũng cần thông tin thêm về khả năng lây lan dịch bệnh và các biện pháp an toàn trong chăn nuôi.

ĐÀ BÌNH

Có thể bạn quan tâm

Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm Đầu Tư Phát Triển Nghề Nuôi Tôm

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

29/10/2014
Lâm Thao Sản Lượng Thủy Sản Đạt Trên 2.600 Tấn Lâm Thao Sản Lượng Thủy Sản Đạt Trên 2.600 Tấn

Huyện Lâm Thao hiện có 620ha nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản ước đạt trên 2.600 tấn; trong đó loại hình mặt nước ao hồ nuôi chuyên 520ha, năng suất 4,6 tấn/ha, loại hình 1 lúa, 1 cá 100ha, năng suất đạt 2,1 tấn.

29/10/2014
Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng Tổng Kết Mô Hình Sản Xuất Bưởi Đoan Hùng

Ngày 28-10, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với huyện Đoan Hùng, Viện Nghiên cứu rau quả tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn: “Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã quả bưởi đặc sản Đoan Hùng”.

29/10/2014
Những Trở Ngại Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại Những Trở Ngại Trong Phát Triển Kinh Tế Trang Trại

Mặc dù kinh tế trang trại (KTTT) ở Quảng Trị trong những năm qua có chuyển biến, song mô hình hình kinh tế này vẫn chậm phát triển, các chỉ tiêu phát triển sản xuất bình quân ở trang trại còn thấp và tăng trưởng chậm qua các năm. Sự chậm phát triển này có nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu các chính sách đầu tư từ phía nhà nước...

29/10/2014
Giấc Mơ Thương Hiệu “Chè Thượng Nguyên” Giấc Mơ Thương Hiệu “Chè Thượng Nguyên”

Anh nói, đời anh làm gì cũng bằng… một tay, một tay tiên phong trong việc trồng chè và tạo dựng thương hiệu chè xanh trên vùng gò đồi Thượng Nguyên (Hải Lâm, Hải Lăng, Quảng Trị) với hơn 1 ha chè, mà cứ mỗi sáng thức giấc là “bỏ túi” 500.000 đồng, một tay đưa cuộc sống gia đình vượt lên khó khăn, làm giàu trên đất khó. Anh chính là Nguyễn Văn Thành mà mọi người vẫn trìu mến gọi là Thành “một tay”.

29/10/2014