Bơ vào mùa

Bơ trở thành loại trái cây mang “thương hiệu” của vùng Tây Nguyên.
Dọc các tuyến QL 14, 26, 27…, bơ được bày bán với số lượng lớn, thu hút đông đảo du khách ghé mua. Theo khảo sát của chúng tôi tại Đăk Lăk, bơ sáp loại 1 có giá từ 45-50 ngàn đồng/kg, bơ sáp loại 2 có giá từ 30- 40 ngàn đồng/kg, loại 3 từ 20-25 ngàn đồng/kg. Riêng loại bơ nước có giá từ 15-20 ngàn đồng/kg, tùy loại.
Ông Nguyễn Ngọc Đức ở thôn 7, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kiun (Đăk Lăk) cho biết, giá bơ các thương lái thu mua tại vườn khá cao từ (45-50 ngàn đồng/kg). Năm nay do điều kiện mùa khô kéo dài, lượng mưa ít nên sản lượng bơ năm nay kém hơn mọi năm. Bù lại giá bơ chính vụ khá cao (cao hơn năm trước khoảng 10 ngàn/kg), nên nhà vườn lãi hơn năm ngoái chút đỉnh.
Là người chuyên cung cấp các loại giống bơ đầu dòng, KS Huỳnh Ngọc Tư (Cty Đak Farm) cho biết, hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên có tới hàng trăm ha bơ các loại, tập trung chủ yếu ở Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai. Bơ hầu hết được trồng xen canh trong các vườn cà phê, hồ tiêu, trung bình mỗi ha trồng xen thêm 120-150 cây bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Có thể bạn quan tâm

Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Lục Nam (Bắc Giang), năm 2014 toàn huyện có 6.600 ha vải thiều cho thu hoạch, trong đó diện tích vải sớm 1.300 ha, còn lại là vải chính vụ.

Năm 2014, với tổng diện tích khoảng 32 nghìn ha, sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt hơn 140 nghìn tấn, tăng 10 nghìn tấn so với năm trước.

Tuy nhiên, mới đây Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá cá tra đối với các doanh nghiệp Việt Nam, trong khi nhiều nước khác tăng cường kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với mặt hàng tôm. Tất cả đang là cản ngại cho xuất khẩu thủy sản chinh phục mục tiêu 6,7 tỷ USD.

Khi được gieo trồng hợp lý, sắn có hiệu quả sử dụng tài nguyên cao, thích ứng thông minh với khí hậu, có tiềm năng tạo ra thu nhập cho người nghèo, là nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp chế biến và chế biến dược phẩm, bao gồm tinh bột, nhiên liệu sinh học và các chế phẩm khác.

Tôm hùm, một loại hải sản có giá trị kinh tế cao, đang được nhiều địa phương chú trọng phát triển nuôi, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, với sản lượng hàng năm đạt 1.385 tấn, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.