Đổi Đời Nhờ Cây Đu Đủ

Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh. Trong một lần nghỉ dưỡng bệnh, anh Mít nghe thông tin trên báo, đài về cây đu đủ - một loại cây dễ trồng lại cho thu nhập cao. Khi khỏi bệnh, anh quyết định lấy tiền tiết kiệm mua 3 công đất để trồng đu đủ. Sau một thời gian, anh Mít đã nhìn thấy hiệu quả của sự chuyển hướng sản xuất của mình.
Anh Mít cho biết, đu đủ từ lúc trồng, 4 tháng có thể bán trái xanh, 6 tháng bán trái chín. Với giá bán 5.000 đồng/kg, 3 công đu đủ (6 năm tuổi) đã mang lại thu nhập trên dưới 100 triệu đồng mỗi năm cho gia đình anh. Cây đu đủ cho trái quanh năm, nên thu nhập của anh đều đặn và tương đối ổn định. Nhờ đó, anh Mít không những thoát đời làm thuê vất vả mà còn mua được 1 ha đất để trồng mì, xây nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học đầy đủ. Người dân xã Tân Bình thật sự ngỡ ngàng trước sự “đổi đời” ngoạn mục của anh Mít. Một số người dân địa phương có ý định bắt tay vào trồng đu đủ với hy vọng cũng sẽ khấm khá hơn.
Ông Nguyễn Thanh Phong - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Bình, huyện Tân Biên cho biết, Hội Nông dân xã có ý định nhân rộng mô hình trồng đu đủ, nhưng vẫn còn phân vân về đầu ra cho cây trồng này. Hiện nay, thị trường tiêu thụ trái đu đủ chủ yếu tại các chợ đầu mối trong tỉnh Tây Ninh. Do đó, giải pháp trước mắt là trồng xen canh cây đu đủ với những cây trồng lâu năm, nếu có nhiều mối lái tiêu thụ thì sẽ tăng dần diện tích, chuyển đổi dần từ hoa màu khác sang trồng đu đủ.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 3 công ty là bị đơn bắt buộc lần này gồm có: Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX) và Công ty CP Thủy sản & Thương mại Thuận Phước.

Thời gian gần đây, khu dân cư ở thôn Phong Lôi Đông (xã Đông Hợp, Đông Hưng, Thái Bình) có nhiều ngôi nhà cao tầng mới mọc lên. Chủ của những dinh cơ này đều là những người nông dân chân lấm, tay bùn nhưng dám nghĩ dám làm, vươn lên phát triển kinh tế gia đình bằng mô hình chăn nuôi lợn thịt thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hơn một năm nay, vào buổi sáng thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, người tiêu dùng lại tìm đến siêu thị IMEXCO (đường Nguyễn Văn Cừ, TP Bắc Giang) mua thịt lợn sạch. Bà Nguyễn Thị Hoa, phường Ngô Quyền (TP Bắc Giang) cho biết, không chỉ sử dụng hằng ngày, gia đình còn mua làm ruốc gửi cho con học đại học tại Hà Nội.

Cải tạo giống bò hướng thịt tại 02 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, trong đó, đã tiến hành gieo tinh khoảng 680 liều tinh cho 430 con bò, tỷ lệ đậu thai khoảng 192 con, đã nghiệm thu 31 con bê lai Red Angus. Đây là biện pháp cải tạo chất lượng đàn bò một cách tiết kiệm và bền vững.

Trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Sóc Trăng từ nay đến năm 2020 đã được ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt, bò sữa là một trong các vật nuôi được ưu tiên phát triển. Cùng với việc tăng đàn bò sữa, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường.