Hạn Hán Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Ở Bình Định

Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể.
Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.
Có thể bạn quan tâm

Phú Yên có mạng lưới sông suối với mật độ trung bình 0,5km/km2, với tổng chiều dài các sông là 2.600 km. Diện tích mặt nước ngọt trung bình khoảng 10.000 ha. Tuy có diện tích mặt nước ngọt tương đối lớn nhưng việc phát triển nuôi thủy sản nước ngọt ở Phú Yên thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng.

Không thể khôi phục lại hoa để phục vụ Tết, bà con nông dân ở làng hoa Nghĩa Hiệp, Nghĩa Mỹ (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) chuyển sang trồng rau màu để chuẩn bị phục vụ Tết và tạo nguồn thu nhập.

Thực hiện Dự án tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của thị xã Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng.

Theo Sở NN&PTNT, trà lúa mùa có trên 45.000ha áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Đồng thời có 50.000ha lúa xuống giống né rầy.

Ðứng trước vườn tiêu trơ trụi của gia đình, ông Phạm Văn Luyến (thôn Xuân Thượng, xã Ðạ Pal) đau xót: “Nhà tôi có 1.800 trụ tiêu, thì nay đã chết 1.200 trụ. Những trụ còn lại đang có hiện tượng lá chuyển vàng và chết dần từng nhánh”.