Bệnh Trắng Lá Mía Đang Lan Rộng Trên Địa Bàn Thị Xã Ninh Hòa (Khánh Hòa)

Năm 2013, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho nhiều ruộng mía ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa, nhất là tại thị xã Ninh Hòa, với tổng diện tích bị bệnh lên đến 1.174 ha. Đến vụ mía năm nay, bệnh trắng lá mía tiếp tục lây lan trên địa bàn thị xã, với mức độ ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật (BVTV) thị xã Ninh Hòa, đến thời điểm này, bệnh trắng lá mía đã gây thiệt hại cho hơn 1560 ha mía, với mức độ nhiễm bệnh từ 30-70%. Các địa phương có diện tích mía nhiễm bệnh cũng tăng gấp đôi năm ngoái.
Nguyên nhân bệnh có tốc độ lây lan nhanh là do điều kiện thời tiết nóng ẩm, tạo thuận lợi cho dịch bệnh phát triển. Nhiều nông hộ lại chủ quan, không thực hiện đúng theo hướng dẫn của các ngành chức năng trong việc phòng trị bệnh. Trong khi đó, một số diện tích trồng mới lại sử dụng các hom giống đã có mầm bệnh.
Trắng lá mía là một dịch bệnh hết sức nguy hiểm, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh truyền qua 2 con đường là bọ rầy và nguồn hom giống bị nhiễm bệnh.
Chính vì vậy, trong thời gian qua, Trạm BVTV thị xã đã đưa ra rất nhiều biện pháp, khyến cáo bà con nông dân phải tuân thủ đúng quy trình trồng, chăm sóc cũng như điều trị bệnh cho mía; không được sử dụng 4 giống mía đang xuất hiện bệnh.
Trước khi vào vụ mía mới bà con nên xử lý hom giống thật kỹ; không được sử dụng hom giống đang xuất hiện bệnh đối với diện tích trồng mới, đồng thời, nhanh chóng phá bỏ những diện tích mía đang xuất hiện bệnh, nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, người trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) rất phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao, nhiều hộ thu lợi nhuận tới 150 triệu đồng/ha/năm. Chính vì vậy, từ đầu năm 2013 đến nay, diện tích trồng sả ở địa phương liên tục tăng, hiện đạt gần 450ha.

Nhằm nâng cao hiệu quả canh tác trên vùng đất pha cát nhẹ ven chân núi Ba Thê, nông dân thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn - An Giang) đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Trong đó, phải kể đến mô hình trồng khoai cao xen canh với lúa, vừa mang lại lợi nhuận cao vừa có tác dụng cải tạo đất hiệu quả.

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi phát triển mạnh trên địa bàn xã Yên Trạch (Cao Lộc - Lạng Sơn). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Đối với giống K95-156 đẻ nhánh khỏe, phát triển rất nhanh, lóng lớn và dài, chịu hạn tốt, năng suất trên 85 tấn/ha. Cả 2 giống mía trồng theo mô hình không tưới nước.

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.