Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Trồng Vụ Đông

Ngày 19-11, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản năm 2014 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2014-2015. Dự hội nghị có lãnh đạo một số ngành, doanh nghiệp và các huyện, thành, thị.
Năm 2014 với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất của ngành đạt khá. Trong sản xuất cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, cụ thể: Diện tích gieo trồng cây lương thực bằng gần 110,1% dự kiến và 99,3% cùng kỳ; cơ cấu cây trồng có nhiều sự chuyển biến tích cực thể hiện công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả ngày càng mở rộng như: Diện tích gieo cấy bằng lúa lai chiếm gần 51%, chè giống mới đạt 71,3%, cá giống mới chiếm trên 35%, bò lai gần 70%, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng yêu cầu thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội.
Qua đó đã định hình một số vùng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế tăng giá trị, hiệu quả và hướng tới nền nông nghiệp hiện đại. Tuy vậy các chỉ tiêu về năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực chưa rõ nét; các cây trồng vật nuôi của ngành Nông nghiệp và PTNT chưa thể hiện được vai trò, một số lĩnh vực đang có nguy cơ tụt hậu.
Vụ chiêm xuân năm 2015 toàn ngành phấn đấu gieo cấy 36.250ha lúa, trồng 5.550ha ngô, 3.700ha lạc, giữ ổn định diện tích cây chè và các cây rau, mầu khác.
Giải pháp chung để phấn đấu đạt mục tiêu là: Tập trung chỉ đạo, đổi mới quy hoạch, đảm bảo dịch vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Bố trí trà xuân sớm 4%, xuân trung 16%, còn lại là xuân muộn, có 50,2% diện tích cấy bằng giống lai; tiếp tục sắp xếp lại sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung...
Sau khi nghe lãnh đạo ngành Nông nghiệp và PTNT báo cáo, các địa phương trao đổi, đồng chí Hoàng Công Thủy đã phát biểu chỉ đạo: Năm qua mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã thu được nhiều kết quả, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngành và từng địa phương, rõ nhất là vấn đề giá trị, hiệu quả sản xuất.
Đây không chỉ là bài toán của ngành mà còn là của tỉnh, quốc gia, do vậy trong bố trí cơ cấu, định hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 ngành và từng địa phương cần tính đến yêu cầu lâu dài của CNH-HĐH nông nghiệp và PTNT.
Cụ thể đối với sản xuất năm 2015, ngành và các địa phương cần lưu ý ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, tác động của các yếu tố xã hội, từ đó tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý để cung ứng tốt các dịch vụ, tạo điều kiện để nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chính sách đầu tư cho các chương trình, dự án, phấn đấu gieo cấy, nuôi trồng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Đồng chí yêu cầu các địa phương rà soát lại tình hình sản xuất trên địa bàn, xây dựng các mô hình, vùng sản xuất theo đề án tái cơ cấu sản xuất của ngành đã được phê duyệt; chỉ đạo các ngành tổng hợp đánh giá kết quả và tồn tại của từng chương trình, dự án báo cáo tỉnh, bộ, ngành xem xét, điều chỉnh.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201411/trien-khai-ke-hoach-san-xuat-vu-chiem-xuan-2015-2376597/
Có thể bạn quan tâm

Đã thành thông lệ, cứ thu hoạch xong vụ lúa là nông dân làm theo mô hình lúa - tôm ở ĐBSCL lại tiến hành thuốc cá, tạo “môi trường sạch” để thả nuôi vụ tôm mới.

Doanh nghiệp phân bón trong nước đang chịu áp lực lớn từ lượng phân bón giá rẻ của Trung Quốc được nhập khẩu. Riêng phân ure, lượng tồn kho cao gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Sau thời gian dài rớt giá thê thảm thì những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu ở ĐBSCL tăng liên tục theo chiều hướng có lợi cho người nuôi. Cá tăng đã giúp nông dân các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, TP Cần Thơ… bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, kèm theo đó là nỗi lo khi nhiều hộ ùn ùn thả nuôi cá tra trở lại sẽ dẫn đến thừa nguyên liệu, nguy cơ giá rớt xảy ra.

Thời gian gần đây, diện tích nuôi tôm công nghiệp ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Đặc biệt là bước sang những tháng đầu năm 2014, diện tích ao đầm nuôi tôm công nghiệp của huyện tăng hơn 50% (khoảng 153 ha) so với năm 2013, nâng tổng số hiện nay toàn huyện có hơn 435 ha.

Hiện nay, môi trường nuôi trồng thủy sản tại một số vùng nuôi trong tỉnh Phú Yên không ổn định; độ mặn và độ kiềm trong nước rất thấp; ô nhiễm dinh dưỡng và ô nhiễm vi sinh cũng được phát hiện ở các vùng nuôi. Ngoài ra, bệnh tôm nuôi cũng tiếp tục diễn biến phức tạp tại các vùng nuôi thuộc huyện Tuy An…