Kỹ Sư Nông Dân Nguyễn Phú Thạnh Với Hệ Thống Phun, Tưới Tự Động

Xuất thân là một nông dân chưa từng qua trường lớp nào về kỹ thuật, ông Nguyễn Phú Thạnh (SN 1969) ngụ ấp Thới Hòa, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung sáng chế thành công hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” phục vụ rất hiệu quả trong nông nghiệp.
Sinh ra và lớn lên ở huyện Lai Vung, xuất phát từ thực tế gia đình có vườn trồng quýt cách nhà khá xa nên việc chăm sóc, tưới tiêu, phun thuốc khó khăn, đó là chưa kể việc thuê mướn nhân công không mấy dễ dàng nên ông Thạnh quyết tâm nghiên cứu, chế tạo hệ thống chăm sóc vườn cây có thể thay thế con người.
Ông Thạnh cho biết: “Ý tưởng chế tạo ra hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” xuất phát từ thực tế việc phun thuốc và tưới nước cho quýt vùng mình chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Tôi thấy việc này phải mất nhiều thời gian và chi phí nhân công mà hiệu quả không cao. Từ đó, tôi nảy ra ý tưởng chế tạo một hệ thống có 2 tính năng vừa phun, vừa tưới để giảm nhẹ chi phí”.
Lấy quyết tâm cải thiện trong sản xuất nông nghiệp, ông Thạnh thu gom lại những máy móc có sẵn và tìm thêm các thiết bị ưng ý để bắt đầu chế tạo. Tuy nhiên, do thiếu kỹ năng trong lĩnh vực máy móc nên ông phải vừa làm, vừa suy nghĩ các nguyên lý vận hành hệ thống.
Khoảng thời gian 1 năm nghiên cứu chế tạo, ông mất nhiều công sức, thực hiện nhiều thử nghiệm để cho xuất xưởng hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” vào đầu năm 2011. Thời điểm ban đầu, hệ thống của ông chỉ có thể điều khiển phun, tưới độ xa khoảng 20 - 30m.
Không dừng lại ở đó, ông Thạnh tiếp tục nghiên cứu nâng cao cơ cấu hoạt động. Hệ thống sau khi được cải tiến có thể phun, tưới độ xa trên 500m (có thể tăng độ xa tùy theo diện tích của vườn).
Theo đó, khi cần phun thuốc, chỉ cần mở nắp chai và đặt đường ống dẫn vào trong chai hệ thống sẽ tự động bơm thuốc nguyên chất vào phi chứa để pha và điều chỉnh lượng nước cho phù hợp. Đến lúc đủ lượng nước, bộ thăm dò lưu lượng thuốc sẽ báo tín hiệu về bộ xử lý là hoàn tất việc pha thuốc. Trong quá trình phun, tưới, khi muốn dừng hoặc tiếp tục chỉ cần điều khiển thao tác bằng sóng điện thoại di động, máy phun thuốc sẽ tự ngừng hoạt động để tiết kiệm thuốc trừ sâu và nhiên liệu máy.
Không chỉ phun thuốc, hệ thống này cũng được sử dụng cho việc tưới tiêu hàng ngày. Chi phí để làm ra hệ thống “pha thuốc tự động - phun nước tưới vườn điều khiển từ xa” chỉ khoảng 1 - 2 triệu đồng do các thiết bị dùng để chế tạo máy đều là phế liệu đã qua sử dụng.
Kết quả cho thấy, khi sử dụng hệ thống “Pha thuốc tự động - phun nước vườn điều khiển từ xa”, tiến độ làm việc cao hơn nhiều lần so với làm thủ công (giảm được 3- 4 công lao động). Công suất hoạt động của hệ thống là mỗi giờ phun được 1.000 lít thuốc trừ sâu và tưới được 15m3 nước. Đặc biệt là chủ động trong việc sản xuất và hạn chế việc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Với những nỗ lực trong sáng tạo góp phần đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, ông Nguyễn Phú Thạnh vinh dự được Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam trao giải khuyến khích tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc.
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187BFB/Ky_su_nong_dan_Nguyen_Phu_Thanh_voi_he_thong_phun_tuoi_tu_dong.aspx
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, thị trường thủy sản tươi sống tại TP Cần Thơ đang rất đa dạng về chủng loại, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho người tiêu dùng. Theo dự đoán của nhiều tiểu thương, giá một số loại thủy sản có xu hướng còn giảm trong thời gian tới, nhất là các loại cá nuôi do năm nay người dân phát triển nuôi nhiều.

Ngư dân Nguyễn Dương, chủ tàu cá QNg – 46814 TS, cùng với bạn chài chuyển những rổ ruốc vào bờ bán cho thương lái. Anh cho biết: “Những ngày cận Tết, ngư dân đánh bắt gần bờ như tụi tui thường trúng đậm ruốc và cá cơm. Chỉ sau một đêm, mỗi tàu kiếm được hàng chục triệu đồng. Chủ tàu thu được từ 6 -10 triệu, mỗi ngư dân đi bạn được chia trên dưới 1 triệu đồng”.

Diện tích nuôi tôm công nghiệp năm 2014 ở huyện Đầm Dơi hơn 365 ha, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp trong huyện hơn 2.690 ha, năng suất đạt từ 5 - 7 tấn/ha, diện tích nuôi tôm quang canh cải tiến hơn 9.000 ha. Xây dựng 9 mô hình sản xuất có hiệu quả ở các xã Tân Dân, Tân Thuận, Tân Đức, Nguyễn Huân và thị trấn Đầm Dơi.

Lỡ vụ cá tết - vụ cá luôn được đặt nhiều kỳ vọng trúng mùa, trúng giá do ảnh hưởng của thời tiết thất thường hoặc ô nhiễm nguồn nước - đang là nỗi lo của không ít các hộ nông dân nuôi cá. Ông Võ Anh Đang, Chủ nhiệm Hợp tác xã thủy sản Đa Tôn (huyện Tân Phú) chia sẻ, hồ Đa Tôn được hợp tác xã thuê đầu tư nuôi cá theo hướng để các loài cá sinh trưởng như bên ngoài tự nhiên nên vụ thu hoạch chính là vào thời điểm cuối năm, khi nước hồ cạn bớt nước.

Nhìn lại năm 2014, thời tiết tương đối thuận lợi cho những chuyến biển. Một năm làm ăn hiệu quả của tàu thuyền có công suất lớn đánh bắt xa bờ. Phan Thiết tuy không phải đô thị 100% tập trung về ngư nghiệp nhưng nghề biển đã gắn bó từ rất lâu đời với những địa phương như Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Hưng Long, Đức Long, Hàm Tiến, Mũi Né…