Bà Rịa Vũng Tàu mất mùa rau do mưa kéo dài

Tại vùng trồng rau ở ấp Láng Cát, xã Tân Hải (huyện Tân Thành) người dân chủ yếu trồng rau cải, xà lách, húng quế, hành. Thời gian qua, mưa kéo dài khiến rau chậm lớn, năng suất giảm. Ảnh hưởng nặng nhất là rau xà lách và các loại rau cải. Gia đình anh Phạm Bá Công, nhà ở ấp Láng Cát, trồng 4 sào rau cải thìa và xà lách. Do mưa nhiều, rau bị thối lá, dập nát, cách đây 10 ngày, anh Công phải bỏ đi gần 2 sào rau, trong đó có 100 luống cải thìa và hơn 80 luống xà lách trơn. 2 sào rau còn lại bị thương lái ép giá xuống còn 60.000 - 70.000 đồng/luống xà lách (chỉ bằng 1/3 giá rau bán vào mùa khô). Diện tích rau xà lách không thu hoạch được phải để tự mục nát, sau đó gia đình anh Công cải tạo đất để trồng lại rau cải.
Đây cũng là tình trạng chung tại một số vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh. Do năng suất rau tại các nhà vườn giảm mạnh, nên lượng rau cung ứng cho các chợ đầu mối trong tỉnh cũng ít hơn, giá cả lại tăng so với cách đây khoảng 1 tháng. Khảo sát tại chợ đầu mối Bà Rịa và một số chợ ở Vũng Tàu, giá rau thời điểm này tăng khá cao. Cụ thể, tại chợ Khu năm tầng (TP. Vũng Tàu), rau cải thìa hiện tại có giá 15.000 - 16.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg), cải xôi Đà Lạt 27.000 đồng/kg… Chị Bùi Thanh Hoài, tiểu thương tại khu chợ này cho biết: “Cả tháng nay mưa nhiều nên một số rau như cải xanh, cải ngọt, mồng tơi, xà lách… bị dập lá, giá tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg. Nhiều người buôn bán nhỏ lẻ như tôi cũng chỉ lấy hàng ở mức cầm chừng, mỗi ngày khoảng 70 - 80kg rau các loại”.
Một số loại củ, quả cũng lần lượt tăng giá: cà chua 14.000 - 15.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg); bầu, bí có giá 15.000 đồng/kg (tăng 4.000 đồng/kg); mướp có giá 15.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng/kg); hành tây tăng 3.000 đồng/kg, hiện có giá 18.000 đồng/kg… Tại chợ Bà Rịa, một số loại rau tăng nhẹ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg, như: khoai tây Đà Lạt được bán 16.000 đồng/kg, bắp cải Đà Lạt có giá 10.000 đồng/kg; cải ngọt, cải xanh có giá 12.000 đồng/kg; súp lơ trắng: 32.000 đồng/kg…
Có thể bạn quan tâm

Với 3 hộ ở xã Tri Hải, Ninh Hải tham gia mô hình nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích thả nuôi trên 1 ha, với 150 vạn con giống, trong đó Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản III hỗ trợ 50 vạn con.

Đi vào khu vực ấp An Thái xã Mỹ An Hưng A, xã Mỹ An Hưng B và khu vực ấp An Qưới xã Hội An Đông, sẽ thấy có rất nhiều hộ gia đình đầu tư nuôi bò thịt từ 2 đến 5 con thậm chí có hộ nuôi đến 25 con.

Nguyên nhân gây tôm sú và tôm thẻ chân trắng chết sớm xảy ra hàng loạt ở các tỉnh thời gian qua do Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS), trong đó có nhiễm vi khuẩn Vibrio.

Công ty TNHH giống cây trồng Kim Hưng Phú đầu tư hơn 260 triệu đồng, trồng 25.000 gốc dưa giống Hoàng Kim và Tú Thanh, trên 2ha đất thuê của nông dân thôn Tuấn Tú, xã An Hải , huyện Ninh Phước.

Hình thành từ năm 1990, Tam Nông (Đồng Tháp) là địa phương có vùng nuôi cá lóc sớm nhất và nhiều nhất của tỉnh. Năm 2012, toàn huyện có 52 hộ nuôi cá lóc với diện tích 60ha, sản lượng gần 14.000 tấn, tập trung nhiều nhất ở xã Phú Thọ gần 30ha, trở thành làng nghề truyền thống của huyện.