4 chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương

Đây là chuyến biển đầu tiên của các thành viên tham gia mô hình thí điểm chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) hỗ trợ.
Chuyến biển này có 4 chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và 6 cán bộ kỹ thuật của ngành Nông nghiệp tỉnh cùng đi trên 3 tàu cá của 3 ngư dân:
Nguyễn Quê, Bùi Lót cùng ở xã Tam Quan Bắc và ngư dân Nguyễn Văn Việt, xã Hoài Hương (Hoài Nhơn) khai thác CNĐD tại vùng biển cách TP Quy Nhơn khoảng 60 hải lý.
Từ ngày 6 đến ngày 9.10, các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản và cán bộ kỹ thuật ngành Nông nghiệp tỉnh hướng dẫn ngư dân sử dụng bộ thiết bị câu CNĐD, xử lý, bảo quản sản phẩm trên tàu cá theo phương pháp: “cầm tay chỉ việc”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà động viên chuyên gia thủy sản Nhật Bản cùng ngư dân ra khơi khai thác cá ngừ đại dương
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà cho biết, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở NN&PTNT tiếp tục củng cố và phát triển mô hình chuỗi liên kết khai thác, thu mua, xuất khẩu CNĐD.
Đến nay, tỉnh ta đã lựa chọn được 18 tàu cá của ngư dân huyện Hoài Nhơn và 7 tàu cá của ngư dân TP Quy Nhơn tham gia mô hình.
Các tàu cá tham gia mô hình đều thuộc các tổ, đội đoàn kết khai thác thủy sản tại các địa phương; đảm bảo điều kiện khai CNĐD ở những vùng biển xa; không có biến động về thuyền viên; chủ tàu cam kết nỗ lực áp dụng quy trình kỹ thuật vào thực tế đánh bắt và cải hoán hầm bảo quản trên tàu, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm; đảm bảo 1 chuyến biển không quá 10 ngày.
Mỗi tàu cá tham gia mô hình được hỗ trợ lắp đặt 1 bộ thiết bị đánh bắt CNĐD, kể cả máy Sonar dò cá và các dụng cụ dùng để giết mổ cá; được hỗ trợ 30 triệu đồng để sửa chữa, nâng cấp hầm bảo quản.
Sở NN&PTNT cùng với các chuyên gia thủy sản của Nhật Bản trực tiếp hướng dẫn quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản.
Ngoài ra, ngư dân tham gia mô hình còn được hỗ trợ bảo hộ lao động. Sau khi tàu cập bến, tỉnh ta sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời tiếp tục mở thêm chuyến biến mới, nhằm hoàn thiện công nghệ và quy trình kỹ thuật khai thác, xử lý, bảo quản sản phẩm đã chuyển giao cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Cư M'gar (Dak Lak) có 802,5 ha hồ tiêu, chủ yếu được trồng xen canh và một số ít được trồng độc canh; trong đó có 530 ha đang trong giai đoạn kinh doanh. Theo số liệu tổng hợp của Trạm Bảo vệ thực vật huyện, hiện có khoảng 20 ha diện tích hồ tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm nhiều diện tích cây tiêu đã bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất của người trồng tiêu.

Hai năm nay, giống gà H'mông đã được "khai sinh, lập trại" tại vùng đất Sơn Hà, Sơn Tây. Nhiều gia đình nông dân Hrê nơi đây tiếp thu kiến thức mới, đầu tư công sức vào nuôi giống gà này với mong ước đổi đời.

Cụ thể, tại xã Đắk Sin (Đắk R'lấp), ốc bươu vàng xuất hiện với mật độ cao, có một số diện tích lên tới 50 - 70 con/m2 và đã làm hơn 200m2 lúa bị ốc bươu vàng cắn phá trắng.

Ngày 26/5, theo thông báo nhanh của Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), trong thời gian gần đây, nạn sùng trắng đã phát sinh và gây hại trên nhiều loại cây trồng của huyện này như mía, tiêu, ca cao, khoai lang, cà phê, măng cụt, khoai mỳ, cao su, mít...; địa bàn bị sùng trắng gây hại nhiều nhất là 3 xã Đạ Tồn, Đạ P'loa và Đạ M’ri.

Ngoài ra, nhiều hộ cũng dành dụm đất trồng các loại cỏ làm thức ăn cho trâu vào mùa khô. Mỗi năm nông dân xã Đắk D'rông bán cho các địa phương khác trung bình từ 300 đến 500 con nghé, 200 trâu kéo và 300-400 trâu thịt thu về hàng chục tỉ đồng.